Doanh nghiệp
FPT Retail vay gần 1.000 tỷ đồng để trả nợ
Hồng Phúc - 05/08/2018 09:55
Trong 6 tháng đầu năm 2018, CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã: FRT) đã phải vay hơn 1.154 tỷ đồng từ 4 ngân hàng và trả nợ gần 970 tỷ đồng.

Tính đến 30/06/2018, FPT Retail đang nợ 2.121 tỷ đồng tại 5 ngân hàng, tăng 948 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Ngoài khoản vay mới với BIDV (gần 644 tỷ đồng), Công ty này đang nợ khoảng 507 tỷ đồng từ ngân hàng ANZ Việt Nam, 918 tỷ đồng của ngân hàng HSBC Việt Nam và ngân hàng Standard Chartered bank Việt Nam,…

.

Đầu năm 2018, FPT Retail nợ công ty TNHH Apple Việt Nam 1.037 tỷ đồng, nhưng đến cuối tháng 06/2018, chỉ còn 67,4 tỷ đồng. Với diễn biến này, có thể khoản vay mới của FPT Retail tại BIDV được dùng cho việc thanh toán gần 970 tỷ đồng cho Apple Việt Nam.

FPT Retail là một thành viên của Tập đoàn FPT Việt Nam, thành lập từ 2012 với 516 cửa hàng trên toàn quốc (tính đến tháng 06/2018) và sở hữu hai thương hiệu FPT Shop và F.Studio – đại lý ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam.

Theo phân tích của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt, thị trường sản phẩm Apple tại Việt Nam có trị giá khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, 45% thuộc về nhóm sản phẩm xách tay– vốn có những lợi thế so với hàng chính hãng về giá cả và thời gian mở bán. Đây là “mảnh đất” tiềm năng mà FPT Retail có thể trở thành tiên phong trong công cuộc khai phá.

Cụ thể, FPT Retail đã ký thỏa thuận hợp tác để mở chuỗi cửa hàng chính hãng ủy quyền Apple (APR). APR là cấp đại lý ủy quyền cao nhất, chỉ xếp sau Apple Store và được hãng này hỗ trợ mở cửa hàng cũng như ưu đãi cao nhất về bảo hành. Hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 15 cửa hàng ủy quyền của Apple, còn rất ít so với các quốc gia trong khu vực như Singapore là 527 cửa hàng, Thái Lan là 480 cửa hàng, Indonesia là 364 cửa hàng.

Rồng Việt cho rằng, trong phân khúc chính hãng, FPT Retail đang dẫn đầu với 40% thị phần. Ngoài ra, chính sách không bảo hành sản phẩm xách tay của Apple cũng là một lợi thế của Công ty này trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn đến các dịch vụ sau mua hàng.

So sánh một số kết quả kinh doanh giữa FPT Retail và các chuỗi bán lẻ cùng ngành khác.

Đến nay, FPT Retail đã có 12 cửa hàng F.studio, với doanh số trung bình đạt 1,2 - 2 tỷ đồng/tháng/cửa hàng.

Các dòng điện thoại di động và sản phẩm Apple là nguồn đóng góp chính (78% doanh thu và 70% lợi nhuận gộp năm 2017) và có xu hướng tăng lên theo sự mở rộng của F.Studio. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của dòng sản phẩm này không cao (khoảng 11%), thấp hơn 4-5% so với các dòng điện thoại khác nhưng còn dư địa tăng trưởng và có thể kéo theo sự phát triển của mảng kinh doanh phụ kiện và dịch vụ vốn có biên lợi nhuận rất cao, khoảng 21%.

Doanh thu 6 tháng đầu năm của FPT Retail đạt 47% so với mục tiêu cả năm hơn 16.000 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận chỉ đạt gần 40% so với kế hoạch lãi cả năm 2018 đã được đề ra tại đại hội cổ đông hồi tháng 3 vừa qua (377 tỷ đồng). Công ty này hiện có 3 cổ đông lớn là Công ty cổ phần FPT nắm 47%, Dragon Capital 20% và VinaCapital 15% vốn.

Bảng: Một số khoản phải trả ngắn hạn của FPT Retail cho các đối tác (Tỷ đồng)

Phải trả ngắn hạn các đối tác

Số tại 30/06/2018

Số đầu năm

Công ty TNHH Apple Việt Nam

67,4

1.037

CTCP Synnex FPT

46,1

97,5

Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam

---

1,7

Các đối tượng khác

664,2

362,4

Tiền lương kinh doanh

99,1

141,6

Trích trước giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp

25,5

42,5

Trích trước chi phí hỗ trợ trả góp

13,3

30

Chi phí lãi vay phải trả

5,3

3,9

Chi phí phải trả khác

28,9

15,5

Tin liên quan
Tin khác