Hối hận muộn màng
Tỷ lệ bệnh nhân mắc phổi mô kẽ khoảng 6-7% tổng số bệnh nhân trong Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, điều trị suốt đời, chi phí tốn kém. Tuy nhiên, các trường hợp này hầu hết đều nặng, có những trường hợp tử vong vì chủ quan không điều trị hoặc được phát hiện muộn.
Ảnh minh họa. |
TS.Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, bệnh phổi mô kẽ hay còn gọi bệnh phổi kẽ là nhóm bệnh gây ra các tổn thương ở khoảng kẽ của phổi.
Các tổn thương viêm/xơ dẫn đến hạn chế quá trình trao đổi khí, gây biểu hiện khó thở. Hầu hết các trường hợp tiến triển thành xơ phổi, là tổn thương không thể hồi phục.
Đặc biệt, với trường hợp xơ phổi tự phát thì suy giảm chức năng phổi tiến triển và không hồi phục, thời gian sống khi chẩn đoán là 2-3 năm. Xơ phổi tự phát gây suy giảm chức năng phổi và tiên lượng xấu hơn nhiều loại ung thư.
Bệnh phổi kẽ có tiên lượng rất xấu, 50% ca bệnh tử vong sau 2,5 năm phát hiện bệnh, có trường hợp tử vong sau vài tháng; 20% bệnh nhân sống thêm 5 năm. So với căn bệnh ung thư phổi, bệnh phổi kẽ tiến triển ác tính nhiều hơn.
Gánh hậu quả vì đi chữa bệnh muộn, chị P.T.D. (34 tuổi, Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng khó thở, nguy cơ xuất huyết não cao.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, chị D. đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhà đã 8 lần vì tăng huyết áp cấp tính. 2 năm trước, lần đầu tiên chị được người nhà đưa đi cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng tim đập nhanh, khó thở, đau đầu phát hiện u tuỷ thượng thận gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp cấp tính.
Bác sĩ chỉ định mổ nhưng chị D. không đồng ý, nhìn giấy ký cam kết trước mổ, chị D. lẳng lặng bỏ về nhà điều trị bằng thuốc gia truyền, với hy vọng u biến mất.
2 năm nay, tình trạng bệnh không giảm, chị vẫn thường xuyên bị đau đầu, mệt, tim đập nhanh nên phải uống kèm thuốc hạ huyết áp. 2 tuần trước, chị D. đau đầu, người không có sức lực, tay chân co quắp nhưng chị vẫn nghĩ rằng do chưa hạp thuốc. Cuối cùng, chị được người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện.
Các bác sĩ đã kiểm soát huyết áp cho chị D., đồng thời xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính kiểm tra khối u. Kết quả cho thấy hormone tiết ra từ tủy thượng thận như metanephrine, normetanephrine, adrenalin… cao từ 23 - 53 lần so với bình thường…
So với 2 năm trước, khối u hiện tăng thêm 1,5cm lên 4cm. Người bệnh đối diện nguy cơ xuất huyết não rất cao. Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, chị D. xảy ra tình trạng tăng huyết áp cấp tính.
Qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực Y khoa, bác sĩ đã chứng kiến nhiều trường hợp tương tự chị D. đã bị xuất huyết não, thậm chí có ca tử vong.
Chớ chậm trễ khám chữa bệnh
Theo các bác sĩ, triệu chứng ban đầu của bệnh phổi kẽ là khó thở, ho (ban đầu ho khan, sau có thể ho ra máu), thở rít, đau ngực. Các triệu chứng ngoài phổi có thể kể đến là đau cơ, xương, mệt mỏi, đau khớp, sốt, phù, kho mắt, khô miệng, da nhạy cảm với ánh sáng… Đây là bệnh khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến phổi nên dễ bị bỏ qua.
Đặc biệt, bệnh phải điều trị suốt đời, thuốc điều trị hiện nay rất đắt, vì vậy quyết định điều trị bệnh cần phải chính xác. Bệnh phổi kẽ giai đoạn muộn, để cứu sống người bệnh chỉ có ghép phổi.
Theo bác sĩ Bích Ngọc, bệnh phổi kẽ là bệnh hiếm, nặng, tiến triển tử vong nhanh, vì vậy chẩn đoán sớm và điều trị sớm vẫn còn nhiều thách thức.
Điều trị bằng thuốc kháng xơ đem lại rất nhiều lợi ích, kéo dài thời gian sống cho người bệnh đã được nhiều nước trên thế giới và Bộ Y tế phê duyệt. Thuốc kháng xơ là cầu nối giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, chờ tới khi được ghép phổi.Vì vậy, điều trị càng sớm hiệu quả càng cao.
Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo ước tính, cả nước có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ. Tuy không phải là bệnh mới, nhưng do là căn bệnh không lây nên ít được người dân quan tâm. Đa số người mắc bệnh phổi kẽ trên 40 tuổi, nguyên nhân do bệnh nghề nghiệp, bụi phổi… Số ít trẻ sơ sinh bị bệnh phổi kẽ bẩm sinh như xơ nang phổi.
Bác sĩ của Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ người bệnh để bệnh nhân có thể tiếp cận thuốc kháng xơ. Cách đây 2 năm, Bệnh viện Phổi Trung ương ra mắt Chương trình bệnh phổi kẽ nhằm huy động được sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời huy động nguồn lực và cơ chế hợp tác để chuẩn hoá, phát triển kỹ thuật hiện đại, tạo ra các gói dịch vụ cho người bệnh và tạo mạng lưới để người dân tiếp cận thuận lợi.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng bệnh phổi kẽ, tỷ lệ kéo dài sự sống của bệnh nhân lên tới 80%; số bệnh nhân sống từ 1-2 năm khoảng 60%; 2-4 năm khoảng 40%.
Từ ca bệnh của chị D, bác sĩ CKI Võ Trần Nguyên Duy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khuyên người dân khi khám phát hiện mắc u tủy thượng thận nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm điều trị sớm, phòng biến chứng.
Trì hoãn hay thay thế các phương pháp điều trị dân gian làm kéo dài thời gian mắc bệnh, bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, tăng cao chi phí điều trị, để lại di chứng về sau, thậm chí tử vong.
U tủy thượng thận (u tế bào ưa crom - u phát triển từ tế bào chromaffin) là khối u phát triển trong lõi tuyến thượng thận (cơ quan nhỏ nằm ở vùng bụng trên, phía trên thận). U tủy thượng thận là tình trạng khối u hiếm gặp, 8/1 triệu người mắc bệnh. Ai cũng có thể bị u tủy thượng thận, chủ yếu từ 30 - 50 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh u tủy thượng thận hiện chưa rõ ràng, người dân khi có các dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột nhưng dùng thuốc hạ huyết áp không cải thiện; đau đầu nặng, suy giảm thị lực, thở nhanh, đau thắt ngực, đánh trống ngực, buồn nôn, khó thở, táo bón… không rõ nguyên nhân nên đi khám để điều trị kịp thời.