Quang cảnh Hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo “Robot tự động hóa quy trình: Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản” diễn ra ngày 26/6, ông Norihiko Muratake, Tổng giám đốc Công ty NTT Data Việt Nam (NDVN) cho biết, hiện nay, công cuộc chuyển đổi số đang trở nên phổ biến trên thế giới.
Trong xu hướng cuộc chuyển đổi số đang diễn ra sôi nổi, rất nhiều công nghệ được sử dụng chẳng hạn như công nghệ Blockchain, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là công nghệ RPA (viết tắt của chữ Robotic Process Automation) – công nghệ robot tự động động hóa quy trình.
Khác với những công nghệ như Blockchain, IoT hay AI, công nghệ RPA mang tính đơn giản và mọi người có thể áp dụng dễ dàng vào công việc của mình. RPA khi được ứng dụng sẽ là công cụ giúp chúng ta nâng cao hiệu quả, tăng năng suất làm việc của doanh nghiệp. Công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm lao động, giảm chí phân công, rút ngắn quá trình làm việc, tăng khối lượng việc làm và tăng năng suất công việc thực hiện trong cùng một thời gian tại doanh nghiệp.
Quy trình tư động hóa robot - PRA sử dụng mã hóa và những phương pháp khác để tự động hóa hoạt động của con người bằng robot để hỗ trợ công việc hiệu quả hơn. Công nghệ này hiện được sử dụng khi có loại công việc con người khó có thể làm được hoặc khi chi phí không quá đắt.
Theo dự báo của chuyên gia, xu hướng sử dụng robot trong tự động hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới. Theo số liệu báo cáo thì thị trường phần mềm RPA có thể sẽ tăng 41% vào năm 2020. Đối với các công ty tài chính như bảo hiểm nhân thọ, ngân hàng, kiểm toán, sản xuất, công nghệ thông tin thì RPA đưa ra bằng chứng thuyết phục và hứa hẹn những lợi ích vượt ra ngoài việc giảm chi phí, hiệu quả hoạt động và tiêu chuẩn hóa.
RPA có thể được sử dụng để tự động hóa các quá trình mang một hoặc một vài hoặc các đặc tính như lặp đi lặp lại, có quy tắc nhưng dễ bị lỗi, có liên quan đến dữ liệu số, khắt khe về thời gian và theo mùa vụ. Đây là một công cụ mang tính chiến thuật trong giải quyết vấn đề của một quy trình nghiệp vụ cụ thể nhằm tiết kiệm thời gian, tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng, tăng độ chính xác và thu thập dữ liệu với độ chính xác cao…
“Tại Nhật Bản, trong 2 năm gần đây, RPA là một công cụ được sử dụng hết sức rộng rãi. Tuy nhiên tại Việt Nam thì công nghệ này vẫn còn khá mới mẻ. Tôi tin rằng trong 1-2 năm nữa, công nghệ này nhất định sẽ trở thành một công cụ quen thuộc với mọi người và với mỗi doanh nghiệp”, ông Norihiko Muratake nói.
Các doanh nghiệp trao đổi về RPA tại Hội thảo |
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Chie Shimegi, Phó phòng Marketing của Tập đoàn NTT Data cho biết, công nghệ RPA đã được hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng và đã làm thay đổi nhanh chóng mặt bằng lao động năng suất của Nhật Bản. RPA là một cơ chế để thực hiện tự động các nghiệp vụ của nhân viên văn phòng thông qua việc sử dụng các công nghệ như là công cụ quy tắc, máy học, trí tuệ nhân tạo.
Thị trường RPA gần đây đang tăng trưởng một cách tương đối ngoạn mục và chúng tôi dự đoán đến năm 2025 thì thị trường này sẽ đạt được khoảng 5 tỷ USD.
“RPA có thể làm những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, không giống như con người khi làm việc còn có một số hạn chế như dễ xuất hiện cảm xúc cảm thấy nhàm chán công việc, thậm chí nghỉ việc khi phải làm một công việc lặp đi lặp lại.RPA cũng có thể rút ngắn thời gian xử lý công việc hồ sơ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động, hợp lý quá quy trình quản trị doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp hiện tại cần đến công nghệ này để có quy trình kinh doanh đổi mới - tạo ra lợi nhuận và hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, bà Chie Shimegi nhấn mạnh.
Trước đó, theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, ưu điểm mà RPA đem lại không chỉ là giảm chi phí xuống mức thấp nhất mà chúng còn bao gồm việc giúp tiết kiệm thời gian và cải thiện thông lượng tốt hơn; linh hoạt và có khả năng mở rộng dữ liệu cần thiết; Độ chính xác rất cao
Đồng thời, khi ứng dụng RPA, nhân viên của công ty sẽ không phải tập trung vào nhiều quá trình dư thừa, chỉ cần lo những công việc có khả năng phát triển công việc cao hơn. Mặt khác, các phần mềm tự động hóa mang cốt lõi công nghệ RPA có thể kiểm soát được cả quả trình thực hiện giúp người lao động có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc đem đến sự đổi mới và làm hài lòng khách hàng của mình
Không những thế, RPA còn giúp thu thập dữ liệu và phân tích chuẩn xác; phủ sóng rất nhiều trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn nhỏ; kiểm soát được toàn bộ quá trình. RPA như một giải pháp mang tính nền tảng, sử dụng 1 hệ thống kế thừa trong cùng 1 quy trình.
Cũng theo chia sẻ của bà Chie Shimegi, trên cơ sở công nghệ RPA, Tập đoàn NTT Data đã phát triển ra một phần mềm mang tên Office Robot với mục tiêu hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn để thực hiện những nghiệp vụ lặp đi lặp lại, khối lượng lớn như: Sao chép dữ liệu, thu thập và xử lý thông tin, quản lý tồn kho, quản lý nhân sự và tài khoản... với độ chính xác và tốc độ xử lý nhanh. Office Robot hiện cũng đang là phần mềm chiếm hơn 50% thị trường RPA tại Nhật Bản và đã có mặt tại 11 quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.