Thời sự
Hậu M&A sẽ định nghĩa mức độ thành công của thương vụ
Hồng Phúc - 06/08/2019 16:44
Chốt hạ được thương vụ M&A chưa quyết định đó là một thương vụ thành công. Bởi theo ông Masahiro Kotaka, Giám đốc điều hành KPMG Nhật Bản, mức độ “hội nhập hậu M&A” mới thể hiện mức độ thành công của thương vụ.

Hơn 8 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện M&A xuyên biên giới, ông Masahiro Kotaka cho rằng: “Đừng nghĩ hạn hẹp giao dịch M&A chỉ là định giá và mua. Thách thức thực sự của chiến lược M&A là sau khi đã chốt hạ là hội nhập hậu mua bán sáp nhập là vấn đề rất khó”.

“Hội nhập hậu M&A” không mặc nhiên diễn ra sau khi thương vụ được ký kết giữa 2 bên.

 Ông Masahiro Kotaka từng đặt câu hỏi: Như thế nào được xem là một thương vụ M&A thành công với lãnh đạo một công ty Nhật Bản đã thực hiện M&A với một doanh nghiệp Việt Nam. 

Ông Masahiro Kotaka, Giám đốc Điều hành KPMG Nhật Bản chia sẻ tại Diễn đàn M&A 2019 (Ảnh: Lê Toàn).

“Thật tiếc là rất ít những hoạt động hậu hội nhập được diễn ra rõ ràng giữa thương vụ này. Bản thân các doanh nghệp Việt Nam cũng vậy, họ không hình dung ra bức tranh hậu M&A”, ông Masahiro Kotaka chia sẻ và đánh giá, cả 2 đối tác chính trong thương vụ phải hình dung ra được bức tranh đầu tư sau từ 3-5 năm rót vốn. Trong bức tranh đó cần chú trọng đến tầm nhìn, mục tiêu cần đạt được.

Thêm vào đó, việc hiểu văn hoá của doanh nghiệp Nhật Bản khi thực hiện M&A sẽ góp phần tạo nên thương vụ thành công trong phương thức tiếp cận.

Doanh nghiệp Nhật không muốn một gì mơ hồ mà tất cả phải dựa vào số liệu. Khi đã hiểu tất cả những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp đối tác thì họ mới thiết lập quan hệ và đi sâu vào hợp tác. Trong khi đó, các doanh nghiệp phương Tây thường đưa ra tầm nhìn cần hướng đến, sau đó mới quay lại xác định các giả thuyết thu nhận được có sự phù hợp hay không.

“Doanh nghiệp phải hiểu 2 cách tiếp cận như vậy thì sự hợp tác mới có hiệu quả và tạo kết quả tốt”, Giám đốc Điều hành KPMG Nhật Bản nói.

Theo dữ liệu từ RECOF, ngoại trừ Singapore, Việt Nam đang giữ vị trí là điểm đầu tư hàng đầu từ Nhật Bản trong khối ASEAN, tiếp theo là Indonesia, Malaysia và Thái Lan,. Số lượng giao dịch tại Việt Nam những năm vừa qua, trong khoảng 20 - 23 giao dịch, đã được ghi nhận 18 giao dịch vào cuối tháng 6 và con số này chắc chắn sẽ lập kỷ lục mới cho cả năm 2019.
Tin liên quan
Tin khác