HĐND Thành phố Hà Nội đang xin ý kiến Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Dự thảo Nghị quyết về quy định mức thu học phí đối với 7 trường công lập tự chủ và 17 trường công lập chất lượng cao của Hà Nội vừa được đưa ra lấy ý kiến.
Đối với các trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính dự kiến thu học phí từ 300.000 - 6.570.000 đồng/tháng.
Trong đó, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa) có mức học phí cao nhất với 6,57 triệu đồng/tháng. Với hình thức học online thì học phí khoảng 4,9 triệu đồng/tháng.
Tiếp đến là Trường Tiểu học Nam Từ Liêm và Tiểu học khu đô thị Sài Đồng cùng có mức học phí ở mức cao.
Cụ thể: Trường Tiểu học Nam Từ Liêm dự thu mức 5,9 triệu đồng/tháng với hệ Cambridge khối 1. Học phí hệ này ở khối 2, 3, 4, 5 là 5,5 triệu đồng/tháng. Với hệ chất lượng cao dao động từ 4,45-4,85 triệu đồng/tháng.
Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng áp dụng chung mức 5,9 triệu đồng/tháng cho cả 5 khối lớp hệ Cambridge. Hệ chất lượng cao thu 4,1-5 triệu đồng/tháng.
Mức học phí thấp nhất trong nhóm trường chất lượng cao là Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông) với 3 triệu đồng/tháng hệ chất lượng cao, và 4 triệu đồng/tháng hệ tăng cường tiếng Anh.
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024 mức học phí của các trường 7 trường công lập tự chủ và 17 trường công lập chất lượng cao của Hà Nội có thể tăng. |
Đối với các trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính dự kiến thu học phí từ 300.000 - 6.570.000 đồng/tháng. |
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp. |
Ở nhóm trường tự chủ tài chính, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ giữ nguyên mức thu học phí 300.000 đồng/tháng với hai khối lớp 11, 12 hệ chuyên trong năm học 2024 - 2025. Riêng hệ không chuyên, học phí là 3,18 triệu đồng/tháng.
Với khối lớp 10, học phí tăng lên 2,8 triệu đồng/tháng. Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm dự thu mức mới là 1,6 triệu đồng/tháng hệ chuyên và 1,8 triệu đồng/tháng hệ không chuyên.
Trường THPT Khoa học giáo dục dự thu 4,8 triệu đồng/tháng với hai khối lớp 10, 11. Khối 12 thu 3,2 triệu đồng/tháng.
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) dự thu gần 2,4 triệu đồng/tháng với cấp THCS và 2,64 triệu đồng/tháng với cấp THPT.
Trường Thực nghiệm dự thu học phí 2,4 triệu đồng/tháng với cấp tiểu học và THPT.
Riêng cấp THCS chia làm hai nhóm: khối 6, 7, 8 thu học phí 2,1 triệu đồng/tháng; khối 9 thu 1,97 triệu đồng/tháng.
Dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí trong trường hợp học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp.
Đối với các tháng vừa học trực tiếp, vừa học trực tuyến, hình thức nào có 14 ngày học trở lên sẽ áp dụng mức thu học phí của hình thức đó.
Tổng thời gian thu học phí phải đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9 tháng.
Hà Nội hiện có 23 trường chất lượng cao, gồm 17 trường công lập, 6 trường tư thục. Các trường tự chủ tài chính ở địa bàn thành phố được thu gấp đôi mức trần học phí theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ, tương đương 600.000 - 1.300.000 đồng/tháng. Nếu đạt kiểm định chất lượng, các trường được tự xác định học phí.
Những năm học trước, học phí với trường công lập bình thường ở Hà Nội là từ 19.000 - 217.000 đồng/tháng.
Từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023 - 2024, học phí với trường công lập thường ở Hà Nội là từ 19.000 đến 217.000 đồng/tháng.