- VN-Index thất bại trước ngưỡng 1.350 điểm; cổ phiếu ngân hàng “gánh” thị trường
- Cổ phiếu ngân hàng tiếp đà hồi phục, hơn 32.600 tỷ đồng chảy vào sàn chứng khoán
- Thanh khoản vượt 29.000 tỷ đồng, cổ phiếu bán lẻ tăng vọt, ngược chiều đà giảm của VN-Index
- VN-Index chưa vượt mốc 1.350 điểm, cổ phiếu hàng không “nóng” nhờ đề xuất mở đường bay
Cả ba chỉ số chứng khoán đòng loạt hồi phục trong ba phiên gần đây. |
VN-Index thoát ngưỡng tâm lý, lọt top chỉ số chứng khoán tăng trưởng tuần qua
Ba phiên hồi phục sau hai ngày giảm đầu tuần đã giúp cả ba chỉ số chứng khoán tăng điểm trong tuần. VN-Index đóng cửa ở mốc 1.352,64 điểm, tăng 7,33 điểm (+0,54%) so với cuối tuần trước. Trong khi VN-Index tăng khá khiêm tốn, chỉ số sàn HNX và UPCoM đều tăng trên 2% trong tuần.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu giúp chỉ số sàn HoSE chính thức bước qua ngưỡng cản tâm lý 1.350 điểm từng nhiều lần tiến sát nhưng chưa thể chinh phục. Mức tăng tuần này còn giúp chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đứng thứ 11 trong danh sách các sàn chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất tuần qua. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có một tuần giao dịch không mấy tích cực. Chỉ số chứng khoán sàn Hồng Kông giảm mạnh nhất, “bốc hơi” tới 4,9% cả tuần. Shanghai-Index giảm 2,4% hay S&P500 cũng giảm gần 0,6%.
Dòng tiền tuần này hướng nhiều đến nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại. MSN, cổ phiếu của ông lớn ngành bán lẻ - hàng tiêu dùng, đã xác lập đỉnh mới trong tuần và đóng cửa tăng 12,3% so với tuần trước sau khi có phiên cuối tuần điều chỉnh. Đây cũng là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng điểm tuần này của VN-Index. Cổ phiếu của Sabeco, hãng hàng không Vietnam Airilines hay Vincom Retail cũng đều nằm trong top 10 tác động tích cực lên chỉ số.
Ngoài ra, nhiều nhóm cổ phiếu còn được hỗ trợ nhờ thông tin tích cực của giá hàng hóa. Động lực từ đà tăng giá phốt pho vàng – một trong các sản phẩm của Hóa chất Đức Giang đã giúp cổ phiếu DGC liên tục xác lập đỉnh giá mới và hiện đóng cửa ở mức 141.900 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu tôn thép cũng khá tích cực bất chấp thông tin lãnh đạo một số doanh nghiệp như Nam Kim hay Thép Tiến Lên vừa công bố bán ra lượng lớn cổ phiếu. Giá thép thị trường quốc tế vẫn giữ được xu hướng tăng từ cuối tháng 8 và đang ở mức cao, trong khi triển vọng đầu tư công cũng tác động tích cực đến nhu cầu mặt hàng này.
Tương tự, một số cổ phiếu dầu khí cũng được hưởng lợi khi giá dầu thế giới tăng khá, từng có thời điểm lên mức cao nhất hai tháng gần đây.
Nhóm ngân hàng cũng ghi nhận tín hiệu hồi phục ở hai phiên giao dịch cuối của tuần. Với quy mô vốn hóa lớn, giai đoạn điều chỉnh của dòng cổ phiếu này kéo dài thời gian qua đã “ghìm” chân chỉ số. Tuy vậy, VCB - ông lớn vốn hóa của nhóm ngân hàng và cũng là tổ chức giữ ngôi vương vốn hóa toàn thị trường vẫn chưa thể tìm lại đà hồi phục.
Các cổ phiếu kéo giảm chỉ số nhiều nhất tuần này lại chính là hai ông lớn vốn hóa Vingroup và Vietcombank với mức giảm cả tuần lần lượt 5,4% và 2%. Trong đó, riêng phiên 16/9, cổ phiếu VIC giảm 3,9% và bị khối ngoại bán ròng 1.144 tỷ đồng. Áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục ngày hôm sau khiến VIC vẫn chưa thể lấy lại đà hồi phục sau cú rơi sâu.
Bù lại tuần giao dịch tiêu cực của hai “đầu tàu” vốn hóa thị trường, sự hồi phục trên diện rộng cũng là một nguyên nhân kéo VN-Index tăng điểm. Số mã chứng khoán tăng giá chiếm ưu thế trong tuần thứ 3 của tháng 9.
Tuần cơ cấu danh mục sôi động của ba quỹ ETF ngoại
Cùng với cứ bứt phá về điểm số khi vượt qua ngưỡng tâm lý mạnh, thị trường phiên giao dịch ngày 17/9 còn thu hút được dòng tiền lớn tham gia. Thanh khoản ba sàn vọt lên 32.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá trị giao dịch hai phiên liên trước khá khiêm tốn khi nhà đầu tư còn thăm dò, giá trị giao dịch bình quân tuần lại giảm 6,33% trên sàn HoSE, chỉ còn xấp xỉ 21.221 tỷ đồng/phiên. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM nhỉnh hơn nhưng vẫn khá khiêm tốn so với mức giảm trên sàn HoSE.
Khối ngoại đã tham gia tích cực vào thị trường, đặc biệt ở phiên cuối tuần 17/9. Trên ba sàn, các nhà đầu tư nước ngoài chi 10.402 tỷ đồng mua cổ phiếu tuần qua nhưng đồng thời bán cổ phiếu thu về 13.752 tỷ đồng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 3.350 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, cổ phiếu VIC bị bán ra mạnh nhất (1.553 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu đón được dòng tiền ngoại nhiều nhất là THD (gần 600 tỷ đồng).
THD cũng là cổ phiếu được VanEck Vector bổ sung thêm vào danh mục V.N.M ETF. Sự sôi động của dòng tiền ngoại tuần này cũng một đến từ dòng tiền vào ra của ba quỹ ETF ngoại trong tuần giao dịch cuối để thực hiện cơ cấu lại danh mục quý III/2021. Ba quỹ này gồm VanEck Vector, DB FTSE và quỹ mới lần đầu cơ cấu danh mục - Fubon ETF.