Ngân hàng - Bảo hiểm
Không nới room tín dụng; Tiền vẫn chảy mạnh vào bất động sản; TPDN giảm thê thảm
T.L - 17/07/2022 07:34
Quyết bình ổn tỷ giá, không nới room tín dụng, cho vay bất động sản tăng manh trong khi phát hành TPDN quý II/2022 giảm tới 79%, giá vàng chỉ giảm ngắn hạn... là tâm điểm ngân hàng tuần qua.

Ngân hàng Nhà nước ra thông điệp về room tín dụng, quyết bình ổn tỷ giá

Ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, đưa ra các thông điệp về tín dụng, tỷ giá, lãi suất.

Tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh các thách thức của ngành ngân hàng bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay: lạm phát tăng phi mã, các nước đua thắt chặt chính sách tiền tệ, trong nước chính sách lại phải gánh nhiều nhiệm vụ nặng nề.

Cụ thể, Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước phấn đấu điều hành giảm mặt bằng lãi suất từ 0,5-1% trong 2 năm; ổn định tỷ giá khi giá cả hàng hoá tăng cao, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; kiểm soát lạm phát bình quân 4% trong bối cảnh lạm phát trên thế giới tăng cao, nước ta lại là nền kinh tế có độ mở lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát hiện hữu…

Đặc biệt, việc triển khai gói cấp bù lãi suất với lượng tiền lớn khi lạm phát đang tăng cũng đặt ra những thách thức nhất định. Ngoài ra, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều biến động trong thời gian qua cũng sẽ tác động đến ngành Ngân hàng.

“Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành ngân hàng tới đây sẽ có nhiều thách thức, đòi hỏi sự điều hành khéo léo của chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.

Với các thách thức trong nước cũng như quốc tế, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định mục tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm nay là 14%, không “nới” thêm như kỳ vọng của các ngân hàng thương mại trước đó.

Với các thách thức trong nước cũng như quốc tế, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định mục tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm nay là 14%, không “nới” thêm như kỳ vọng của các ngân hàng thương mại trước đó.

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,42 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của NHNN.  

Về tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm, bà Giang đề nghị các tổ chức tín dụng cần chọn lọc, thẩm định, cho vay các dự án hiệu quả, có khả năng trả nợ, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và cần tăng cường quản lý rủi ro, tiếp tục quán triệt tinh thần không hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực này, song cần kiểm soát rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, các  tổ chức tín dụng cần có đánh giá đối với các khoản vay đã kết thúc thời hạn cơ cấu, thực hiện phân loại nợ sau thời gian cơ cấu theo đúng quy định; đồng thời tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng bổ sung đối với các khoản nợ theo đúng lộ trình quy định tại Thông tư 01, 03, 14.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng đề nghị, thời gian tới, các tổ chức tín dụng cần tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục đánh giá khả năng phát triển bền vững của các ngành kinh tế nhất là các ngành động lực tăng trưởng nhanh, hỗ trợ phục hồi kinh tế 6 tháng.

Tín dụng với một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản, cần kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong việc cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, dự án quy mô lớn, phân khúc cao cấp…

Đồng thời, tập trung tín dụng vào việc phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, nhà ở giá rẻ…

Về lãi suất, tỷ giá, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định, bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu thời gian qua và tới đây tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới vẫn đang diễn ra, mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ tiếp tục gặp khó khăn, thách thức đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những nỗ lực lớn, quyết tâm cao để triển khai.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm để tạo điều kiện cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước. 6 tháng đầu năm, với sự chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cùng với nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động, thời gian tới các  tổ chức tín dụng có dư địa để ổn định và thậm chí giảm lãi suất cho vay.

Phó thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng quyết tâm cùng toàn ngành ủng hộ chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc ổn định, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, trong nước cân đối cung - cầu ngoại tệ khó khăn, hệ thống  tổ chức tín dụng thường xuyên bán ròng ngoại tệ cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn nỗ lực để hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Nhận định trong 6 tháng cuối năm, xác định bối cảnh thế giới, trong nước có nhiều thách thức, ông Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với thị trường trong và ngoài nước.

Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế; theo dõi lạm phát và lãi suất thị trường để linh hoạt và kịp thời điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để ổn định, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá biến động linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường thông qua việc phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ.

Với dự trữ ngoại hối được tích lũy nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đủ tiềm lực sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường và tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Thống đốc: Tín dụng bất động sản đã tăng hơn 12%, không điều chỉnh room tín dụng cả năm

 Mặc dù nhiều doanh nghiệp bất động sản than khó tiếp cận vốn song số liệu của NHNN lại cho thấy, tín dụng bất động sản vẫn tiếp tục tăng mạnh nửa đầu năm nay.

Phát biểu tại "Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững” do Chính phủ tổ chưức chiều nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết,  tính đến thời điểm 31/05/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm ngoái, đây là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, chiếm tỷ trọng 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung đối với nền kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Trong số 2,33 triệu tỷ đồng dư nợ, tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng (1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%), dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh bất động sản  là hơn 786 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm ngoái và chiếm tỷ trọng 33,7% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.

Ngoài cấp tín dụng, tổ chưức tín dụng còn giữ vai trò đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.  Đến cuối tháng 5/2022, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của toàn hệ thống là 309.506 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2021, chiếm 2,74% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong đó, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 154.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,8% so với tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của toàn hệ thống, tăng 18,7% so với cuối tháng 12/2021.

Ngoài ra, với vai trò bảo lãnh,  tổ chức tín dụng thực hiện cấp bảo lãnh cho các chủ thể tham gia thị trường như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán...  Đến 31/5/2022, số dư bảo lãnh là 685.495 tỷ đồng, trong đó, số dư bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai  là 18.304 tỷ đồng, tăng 5,96% so với cuối năm 2021.

Thống đốc khẳng định, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ với nhiều ngành sản xuất. Trong những năm qua, sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, tín dụng chỉ là một trong nhiều nguồn vốn của thị trường bất động sản (vốn FDI, TPDN, vốn thị trường chứng khoán, vốn tự có...).  Với vai trò là ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, NHNN Việt Nam điều hành chính sách tín dụng nhằm mục tiêu chính sách tiền tệ và đưa ra các quy định, chính sách bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

 Phát biểu tại Hội thảo chiều nay, Thống đốc NHNN tiếp tục khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của chính sách tiền tệ là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, NHNN cũng nhắc lại yêu cầu của NHNN với các tổ chức tín dụng tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ, kiểm soáttín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, tín dụng 6 tháng đã tăng 9,35%. Mặc dù vậy, Thống đốc khẳng định, NHNN không có ý định điều chỉnh chỉ tiêu này.

“Cho tới thời điểm hiện nay, dù lạm phát đang chịu sức ép gia tăng trong thời gian tới, NHNN vẫn giữ chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 là 14%”, Thống đốc cho biết.

Riêng với tín dụng bất động sản, lãnh đạo NHNN tiếp tục chỉ ra  rủi ro của hệ thống hiện nay: nguy cơ mất cân đối kỳ hạn. Cụ thể, nhu cầu tín dụng bất động sản thường là với thời hạn trung và dài hạn (hiện nay khoảng 94% dư nợ có thời gian từ 10-25 năm), trong khi đó nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn với mức lãi suất thay đổi theo thị trường (khoảng 80% là tiền gửi ngắn hạn).

Vì vậy, nếu các tổ chức tín dụng không cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay phù hợp, có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân. Đây là lý do NHNN đưa ra các biện pháp để kiểm soát tín dụng bất động sản, đặc biệt là các chỉ số an toàn.    

Để góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, NHNN đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp như tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực bất động sản theo hướng phát triển thị trường lành mạnh, hiệu quả;

Đồng thời rà soát, xem xét, đề xuất sửa đổi các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá. Công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ.

Rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín, nâng cao sự minh bạch trong hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn khác như từ thị trường chứng khoán, vốn FDI... phát triển các thị trường này trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn tín dụng.

Khẩn trương thực hiện, triển khai các giải pháp phát triển, phục hồi nền kinh tế theo chủ trương tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội  và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ .

Như vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua ngành ngân hàng đã triển khai các giải pháp cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, trong đó có tín đối với lĩnh vực bất động sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát. Đồng thời, thực hiện các giải pháp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, trong đó có kiểm soát rủi ro đối với tín dụng bất động sản, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả của người dân

Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 79% trong quý II/2022

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm gần 30% so với cùng kỳ. Riêng quý II/2022, giá trị phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 79% so với quý I/2022.

Theo dữ liệu của FiinGroup, tính đến hết tháng 6/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận giá trị phát hành đạt 27,8 nghìn tỷ đồng trên thị trường sơ cấp, giảm hơn 28% so với tháng trước và giảm gần 72% so với cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 180 nghìn tỷ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong quý II/2022 tiếp tục suy giảm khi tổng số đợt phát hành trong quý chỉ đạt 16 đợt, giảm 63% số đợt trong quý I, tương ứng với giá trị gần 8,6 nghìn tỷ, giảm sâu tới 79% so với quý trước.

Theo FiinGroup, về quy mô, tổ chức tín dụng và các nhà phát triển bất động sản vẫn là những nhà phát hành lớn nhất thị trường, khi chiếm lần lượt 44% và 27% cơ cấu phát hành, cho thấy sự suy giảm đáng kể của ngành BĐS khi cơ cấu của ngành này chiếm 37% trong năm 2021 và là ngành có giá trị phát hành lớn nhất trong năm.

Trước đó, dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) thống kê cho thấy, trong tháng 6/2022 (tính từ đầu tháng đến 24/06/2022), có 1 đợt phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 100 triệu USD của CTCP VinGroup và 26 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với giá trị là 18.210 tỷ đồng

Nhóm ngân hàng thương mại vẫn đứng đầu về giá trị phát hành với giá trị là 15.790 tỷ đồng song một số doanh nghiệp bất động sản cũng đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại.

Dẫn đầu về khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tháng 6/2022 là Vingroup với 100 triệu USD trái phiếu quốc tế (tương đương hơn 2.300 tỷ đồng). Về trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước, Novaland đứng đầu về giá trị phát hành trong tháng 6/202 với tổng giá trị phát hành gần 2.300 tỷ đồng, Tập đoàn Nam Long với 500 tỷ đồng...

Nếu không tính 525 triệu USD trái phiếu quốc tế của Vingroup thì trong tháng 5/2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã quay lại với kênh trái phiếu. Đơn cử, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào ngày 17/5/2022; Công ty Hội An Invest cũng tiến hành một số đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 5, huy động 300 tỷ đồng…

Trước đó, trong tháng 4/2022, sau sự cố Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước hoàn toàn vắng bóng trái phiếu bất động sản. Tuy nhiên, tháng 5/2022, doanh nghiệp bất động sản bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại, tuy ngân hàng vẫn là nhóm dẫn đầu.

Nếu không tính 525 triệu USD trái phiếu quốc tế của Vingroup thì trong tháng 5/2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã quay lại với kênh trái phiếu. Đơn cử, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào ngày 17/5/2022; Công ty Hội An Invest cũng tiến hành một số đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 5, huy động 300 tỷ đồng…  

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc FiinGroup nhận định, ngành bất động sản đang gặp nhiều thách thức. Có thể nhắc tới bối cảnh vĩ mô có nhiều khó khăn; thanh khoản giao dịch căn hộ chưa thể phục hồi như trước dịch; triển khai dự án chậm do COVID và các các chính sách thay đổi; áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp Bất động sản ở mức cao trong bối cảnh nguồn vốn cho bất động sản đang được kiểm soát chặt chẽ; và sức khỏe tài chính của các nhà phát hành bất động sản nói chung có triển vọng kém tích cực.

FiinGroup đã đưa ra 3 nhóm giải pháp và khuyến nghị, trong đó tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu mở quốc gia về dự án bất động sản, tăng cường minh bạch thông tin nhà phát hành và sản phẩm trái phiếu và cân nhắc sửa đổi quy định pháp lý theo hướng linh hoạt, nhằm đảm bảo sự vận hành thị trường vốn một cách có kiểm soát nhưng vẫn thông suốt, hiệu quả và góp phần hồi phục và phát triển kinh tế như mục tiêu của Chính phủ đã đề ra.

Chính phủ thúc nhanh sửa Nghị định 153, chấn chỉnh hoạt động sử dụng vốn sau phát hành TPDN

 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 86 về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết đặt ra mục tiêu dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đưa ra 3 giải pháp chính.

Thứ nhất, phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp phát hành, đảm bảo minh bạch, đúng mục đích, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, thúc đẩy huy động vốn trung và dài hạn.

Thứ ba, khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ, nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng báo cáo tài chính đối với các công ty phát hành. Tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Chính phủ giao Bộ Tài chính trước mắt, khẩn trương rà soát trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế để nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp góp phần lành mạnh, minh bạch hóa thị trường.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

Bên cạnh đó, chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm và thẩm định giá.  

Bộ Công an được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ, lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, bền vững, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, đánh giá, sửa đổi Luật Doanh nghiệp liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, cổ phiếu riêng lẻ…

SHB là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nửa đầu năm 2022, tính đến thời điểm này. Đại diện SHB cho biết, kết quả lợi nhuận kể trên có được là nhờ ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cao ở tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh với trên 9.400 tỷ đồng, cao hơn 113% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, SHB kết thúc quý I với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.227 tỷ, tang gần 94% khi hầu hết các mảng kinh doanh của ngân hàng đều có lãi.

Theo kế hoạch được đại hội cổ đông đề ra, SHB dự kiến lợi nhuận trước thuế tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; tổng tài sản tăng trưởng trên 12%; vốn điều lệ tăng trưởng 36% so với năm 2021; chia cổ tức tối thiểu 18%.

Lãnh đạo SHB cho biết cơ sở để ngân hàng đặt ra mức lợi nhuận kể trên là kỳ vọng tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm nay ở mức 14,4%, ước đạt 421.715 tỷ đồng vào cuối năm. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 1,3%.

Chia sẻ về tính khả thi của kế hoạch kinh doanh kể trên, ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển), Chủ tịch HĐQT SHB, cho biết con số lợi nhuận được đưa ra dựa trên các tính toán về giải pháp, nguyên lý, cơ sở và phương pháp tổ chức thực hiện. Từ các yếu tố có sẵn này, ban lãnh đạo ngân hàng mới tính toán ra con số lợi nhuận tham vọng.

Ngoài ra, vị chủ tịch ngân hàng cũng cho biết, SHB có nhiều thế mạnh mà trước đây chưa khai thác hết. Và kế hoạch kinh doanh kể trên hoàn toàn phù hợp với nội lực của ngân hàng.

Như vậy, bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý II/2022 đã dần lộ diện. Tính đến thời điểm này, đã có 4 ngân hàng MTCP công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm là SHB, TPBank, Eximbank và SeABank.

Trong đó, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26%. Con số này tại SeABank  là 2.806 tỷ, tăng 180%; tại Eximbank là khoảng khoảng 1.800 tỷ, tăng 170%.

Năm nay, ban lãnh đạo SHB đã trình và được cổ đông phê duyệt kế hoạch kinh doanh với mức lợi nhuận trước thuế tối thiểu đạt 11.686 tỷ đồng, tăng 87% so với năm liền trước. Như vậy, sau 1/2 năm tài chính, nhà băng này đã hoàn thành trên 50% mục tiêu lợi nhuận.

Các ngân hàng còn lại chưa công bố báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh song lợi nhuận được dự báo cũng tăng trưởng rất tích cực. Cụ thể, ngoài MSB có lợi nhuận giảm (so với nền cao cùng kỳ năm ngoái do ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ bao hiểm), các ngân hàng còn lại đều có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt.

Theo đó,  lợi nhuận trước thuế của ACB dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ. ACB đã sử dụng phần lớn hạn mức tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6 năm 2022 tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tăng 16% so với cùng kỳ, điều này cho phép ngân hàng đạt được mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức tương đối tốt. Trong khi đó, áp lực trích lập dự phòng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp đối với ACB do tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, chỉ ở mức 0,7-0,8%.

Với BIDV, lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022 của BIDV ước tính đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ), nhờ hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng tín dụng đạt 9-10% và tăng trưởng huy động là 2,6%) và chi phí tín dụng giảm. Chất lượng tài sản được kỳ vọng sẽ cải thiện, với nợ xấu ổn định và các khoản nợ tái cơ cấu Covid-19 giảm mạnh.

Với Vietinbank, kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong quý 2/2022 sẽ đạt 4,6 - 4,7 nghìn tỷ đồng tăng 68% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm ngân hàng. Cần lưu ý rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ này là do mức cơ sở thấp trong quý 2 năm 2021.

Tại thời điểm cuối quý 2/2022, tăng trưởng tín dụng và huy động tại HDB ở mức khá cao, lần lượt đạt 15% và 12% so với đầu năm, nhờ đó HDB đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước tính đạt 2,5 - 2,7 nghìn tỷ đồng.

SSI Research cũng kỳ vọng MBB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5,2 - 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 53-64% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 15% so với đầu năm hoặc tăng 29% so với cùng kỳ) và NIM cao. CASA cao sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi lãi suất có xu hướng tăng.

TCB đã gần sử dụng hết hạn mức tín dụng kể từ quý 1/2022. Do đó, Quý 2/2022 TCB sẽ phải xoay sở trong hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại là khá hạn chế. Hoạt động kinh doanh trái phiếu có khả năng không thuận lợi do giao dịch trên thị trường trầm lắng trong thời gian này. Tuy nhiên, do nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay có thể đã được điều chỉnh tăng đối với một số phân khúc để đảm bảo NII tăng trưởng khá. Ước tính TCB có thể đạt lợi nhuận trước thuế là 7-7,2 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022.

Với VCB, SSI Research ước tính VCB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 7 - 7,3 nghìn tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ trong quý 2/2022, kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 13-14% so với đầu năm), hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng huy động chỉ ở mức 3-4% so với đầu năm), và áp lực trích lập dự phòng thấp. Tỷ lệ nợ xấu ổn định, trong khi các khoản vay tái cấu trúc giảm 62% xuống còn 4 nghìn tỷ đồng.

Với VIB, dự báo VIB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, và lũy kế cho 6 tháng đầu năm 2022 sẽ là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ). Điều này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao (hơn 9,5% so với đầu năm) và NIM ổn định khoảng 4,4%.

Cho vay vướng nợ xấu: Ngân hàng bị nhìn như người đi ô tô, bên vay như người đi bộ

Theo TS. Cấn Văn Lực, hiện có quan niệm rất "khác người" khi tranh chấp nợ xấu: Coi ngân hàng như người lái ô tô - luôn sai, bên đi vay như người đi bộ, luôn là nạn nhân.

Nợ xấu vẫn đang là vấn đề nóng bỏng của các ngân hàng trong khi việc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc vì chưa được luật hóa.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, so với quốc tế, việc luật hóa nợ xấu ở VIệt Nam quan trọng hơn nhiều, bởi tư duy về ngân hàng ở Việt Nam “rất khác người”. Nguyên nhân là ở nước ta, đa số các quan điểm hiện nay ủng hộ bên đi vay nhiều hơn bên cho vay, tức là  mối quan hệ không được bình đẳng, cho nên mỗi khi xử lý nợ xấu đưa ra tòa, tổ chức tín dụng thường được coi là bên có lỗi. Đây là thực tiễn bởi vì nằm ở vấn đề tư duy.

“Tôi hay nói vui với anh em, đây giống như coi bên đi vay là người đi bộ còn bên cho vay là người đi ô tô, kiểu gì ông cũng có lỗi. Tư duy đó tôi nghĩ là phải thay đổi. Nếu không chúng ta mãi mãi không giải quyết được câu chuyện xử lý nợ xấu”, TS. Lực chỉ ra thực tế.

Hiện nay, quy trình luật hóa nợ xấu đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành gấp rút để sớm trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2023.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng kiến nghị: “Muốn sửa gì thì sửa nhưng cần có một nhận thức đầy đủ. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, họ là doanh nghiệp đặc biệt, họ kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, cần đối xử công bằng, đúng như các doanh nghiệp. Như anh Lực nói đúng thôi, đừng nghĩ họ là một ô tô to, mình là ô tô nhỏ, xe bentley đi cạnh cooper Trung Quốc, nếu nghĩ như vậy kiểu gì cũng sai”.

Theo các chuyên gia, để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho xử lý nợ xấu, ngoài luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42, cần mở rộng thêm một số vấn đề như: vai trò của VAMC; vấn đề phá sản doanh nghiệp; thị trường mua bán nợ...  

Theo khảo sát của TS. Lực, nhiều nước trên thế giới không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu nhưng luật pháp của họ rất mạnh; hiệu lực hiệu quả rất rõ rệt. Trong khi đó, pháp luật nước ta còn chồng chéo, hiệu quả thực thi chưa tốt.

Đơn cử như vấn đề phá sản doanh nghiệp. Muốn xử lý nợ xấu tốt thì khung khổ pháp luật giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam chúng ta phải tốt hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, chuyện giải quyết phá sản quá chậm cũng khiến cho giải quyết nợ xấu chậm vì doanh nghiệp không chịu phát mãi tài sản, thanh lý tài sản nên không có nguồn lực để xử lý các khoản nợ xấu. 

Đó là nhận định của ông Huỳnh Trung Khánh, chuyên gia cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.

Theo ông Khánh, trong ngắn hạn, giá vàng còn điều chỉnh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ, song vàng vẫn có triển vọng tăng giá trước áp lực lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá vàng giảm xuống 1.740 USD/ounce trong những phiên gần đây. Đây cũng là mốc của tháng 8/2021, nhưng chưa phải là mức thấp nhất trong năm qua (1.700 USD/ounce). Ông Khánh cho rằng, trước lộ trình tăng lãi suất của Fed thì việc vàng quay đầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lộ trình tăng lãi suất của Fed tiếp tục, thì giá vàng cũng không loại trừ xuống mức 1.721 USD/ounce - mức cản mạnh nhất.

Trường hợp giá vàng xuống mức 1.627 USD/ounce mới là đáng lo, nhưng thực tế trong năm qua, khi vàng rơi xuống mức này, thì đã nhanh chóng tăng trở lại sau đó. Bởi thực tế, các quỹ đầu tư, nhà đầu cơ trên thế giới thường tìm cơ hội mua vào khi vàng giảm xuống mức thấp. Nhưng theo tôi, khả năng vàng đi xuống nữa sẽ rất khó và có thể cầm cự mức hiện nay. Sau đó, nếu lấy lại ngưỡng 1.800 USD/ounce, thì giá vàng sẽ bật tăng.

Trước mắt, vàng chịu áp lực khi Fed mạnh tay thắt chặt tiền tệ khi liên tục tăng lãi suất USD và dự kiến tiếp tục lộ trình này trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi lãi suất USD tăng mạnh trở lại, USD sẽ nổi lên như một nơi ẩn náu ưa thích vào cuối năm cho các nhà đầu tư tìm cách phòng tránh suy thoái đang gia tăng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua ở thị trường quốc tế.

USD lên cao nhất trong 2 thập kỷ, Chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, đã tăng lên mức trên 107 điểm. Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát tăng cao, kinh tế suy thoái và Covid-19 vẫn trong tình hình cảnh báo, nên nhà đầu tư còn lo ngại và tìm đến hầm trú ẩn an toàn là vàng. Đồng thời, những rủi ro bất ổn về địa chính trị, trong đó có cuộc chiến Nga - Ukraine, cũng sẽ hỗ trợ giá vàng trong thời gian tới. Một số ngân hàng lớn trên thế giới dự báo vàng sẽ sớm quay lại ngưỡng 2.000 USD/ounce.    

Đối với thị trường vàng quốc tế, một khi vàng giảm mạnh, các quỹ đầu tư vàng, nhà đầu tư, đầu cơ sẽ tìm cơ hội mua vào. Thực tế cho thấy, vàng tài khoản của thị trường quốc tế sẽ tăng trở lại khi giá giảm xuống sâu, bởi lúc này, nhà đầu tư sẽ tìm cơ hội để mua vàng giá rẻ, nên tác động tích cực lên giá bán. Thêm vào đó, mãi lực vàng vật chất của người tiêu dùng và nhà đầu tư thường tăng cao vào các quý cuối năm để phục vụ nhu cầu dịp lễ, tết, nên có tác động đẩy giá tăng. Điều này cũng cho thấy, trước áp lực lạm phát tại Mỹ tăng cao hiện nay, vàng vẫn được xem là hầm trú ẩn an toàn và không ít nhà đầu tư, đầu cơ đã tìm cơ hội mua vào khi giá giảm.

Mãi lực vàng trên thế giới vẫn tăng cao từ các ngân hàng trung ương. Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã đẩy mạnh mua vàng trong tháng 5/2022. Cụ thể, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 35 tấn vào dự trữ vàng toàn cầu trong tháng 5/2022, với khách mua vàng lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (13 tấn), Uzbekistan (9 tấn), Kazakhstan (6 tấn)...

WGC cũng cho hay, tháng 6/2022, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng rất khả quan. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Iraq (CBI) thông báo đã mua 34 tấn vàng trong tháng 6, nâng dự trữ vàng theo quý của nước này lên hơn 130 tấn.

Giá vàng quốc tế giảm là cơ hội để các quỹ đầu tư, nhà đầu cơ trên thế giới mua vào, chờ cơ hội tăng giá. Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam hiện nay, khi chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và Việt Nam chênh nhau khá lớn, lên đến gần 20 triệu đồng, thì rủi ro cho người mua vàng trong nước là khó tránh. Lý do là, thị trường vàng trong nước và thế giới hiện không liên thông được với nhau, do quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP cấm xuất nhập vàng

Một lưu ý là, khi vàng thế giới giảm sẽ khó tránh tình trạng vàng lậu vào thị trường Việt Nam, do giá vàng trong nước đang cao hơn hàng chục triệu đồng/lượng so với giá quốc tế. Điều này sẽ tác động lên tỷ giá. Nếu theo dõi sát, chúng ta cũng có thể thấy, mỗi khi vàng quốc tế giảm, thì tỷ giá trong nước tăng cao, nhất là tỷ giá USD chợ đen, vì được gom để nhập lậu vàng.  

Tin liên quan
Tin khác