“Cơ quan cấp GCNĐT phải chịu trách nhiệm kiểm soát việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với các dự án khi cấp GCNĐT.
| ||
Ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) |
Cũng phải chịu trách nhiệm rà soát và lựa chọn dự án”, ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói và bày tỏ quan điểm rằng, với các quy định như vậy, các cơ quan này có quyền từ chối các dự án FDI không phù hợp với quy hoạch, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
“Điều đó có nghĩa là, không phải các nhà đầu tư cứ muốn là được, mà còn tùy thuộc sự phù hợp của dự án đó. Kịch bản sẽ là, những địa phương phát triển rồi sẽ lựa chọn những dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, còn những dự án sử dụng nhiều lao động, ví dụ dệt may, sẽ dịch chuyển về các địa phương khó khăn hơn”, ông Cung phân tích.
Điều này, theo ông Cung, sẽ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng và hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới, đúng như định hướng đã được xác định tại Nghị quyết. Đó là tạo bước chuyển mạnh mẽ về thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường…
Cơ quan cấp GCNĐT, theo Nghị quyết, cũng phải chịu trách nhiệm trình hồ sơ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm cả các dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa, có tác động lớn về kinh tế - xã hội của cả vùng và quốc gia, dự án sử dụng diện tích đất lớn.
Đây cũng chính là một điểm quan trọng liên quan đến chủ trương tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp việc cấp GCNĐT, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo quản lý thống nhất của Trung ương.
Theo đó, cùng với việc bổ sung quy trình thẩm định đầu tư đối với các dự án lớn, thì cơ quan cấp GCNĐT cũng phải chú trọng xem xét, đánh giá về khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, có thể có chế tài, hoặc yêu cầu đặt cọc, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ.
Việc này được cho là sẽ giúp giải quyết một tồn tại lâu nay trong thu hút FDI. Đó là một số dự án được cấp GCNĐT với quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, song không triển khai, gây bức xúc trong dư luận.
Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư FDI là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Cuối tháng 3/2013, khi tại Hội nghị Tổng kết 25 năm thu hút FDI, đã có một số đề xuất như phải xin chủ trương đầu tư đối với cả các dự án có vốn đầu tư từ 100 triệu USD trở lên, dự án thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh trở lên… Tuy nhiên, những đề xuất này không xuất hiện trong Nghị quyết 103 mà Chính phủ vừa thông qua.
Mặc dù vậy, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan cấp GCNĐT, theo Nghị quyết, đã được ràng buộc một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Nghị quyết 103 của Chính phủ đã xác định FDI là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế.
Nguyên Đức