Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh Kon Tum sẽ có 4 vùng và 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến năm 2030 đạt 25-30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; mỗi huyện có 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cụ thể, Kon Tum sẽ triển khai quy hoạch các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Giai đoạn 2016 – 2020 xây dựng 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển rau, hoa, củ, quả xứ lạnh với quy mô 100 – 150 ha và 1 vùng sản xuất rau, hoa, củ, quả an toàn, cá nước lạnh, sản phẩm từ gia súc ứng dụng công nghệ cao với quy mô 3.000 ha tại huyện Kon Plông; xây dựng 1 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với quy mô 500 ha tại huyện Đăk Hà.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến là hướng đi mới của tỉnh Kon Tum. |
Giai đoạn 2021 – 2030, mở rộng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Kon Plông lên 300 ha và ít nhất mỗi huyện, thành phố có 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hình thành thêm 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Ia H’Drai (chăn nuôi gia súc, cá nước ngọt) quy mô 2.000 ha, tại huyện Tu Mơ Rông (dược liệu, chăn nuôi gia súc) với quy mô 500 ha và tại thành phố Kon Tum (rau, củ, quả an toàn, hoa các loại) quy mô 1.000 ha. Mở rộng diện tích vùng NNCNC huyện Đăk Hà lên 1.000 ha, vùng NNCNC huyện Kon Plông lên 10.000 ha.
Xây dựng và thực hiện các đề án: Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen quy mô 100 – 150 ha trên cơ sở nâng cấp, chuyển đổi trại thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ và Trung tâm dạy nghề Măng Đen; thành lập vùng NNUDCNV Măng Đen quy mô 3.000 ha trên cơ sở rà soát, điều chỉnh mở rộng diện tích quy hoạch rau, hoa, quả xứ lạnh lên 3.000 ha; thành lập trung tâm giống cỏ và trung tâm giống động vật quy mô quốc gia tại huyện Kon Plông. Đồng thời tổ chức khai thác khoảng 2.000 ha rừng trồng để tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư NNCNC.
Tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, đường giao thông...) tại các vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ban hành một số chính sách đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để thu hút đầu tư phát triển NNUDCN cao gắn với chế biến.
Xây dựng danh mục các dự án thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện hiệu quả việc đăng ký thương hiện, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa và công bố địa chỉ, nơi cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP. Hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ để đưa các sản phẩm của địa phương vào tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị trong và ngoài nước.
Theo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kon Tum, để thực hiện mục tiêu nói trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra các giải pháp cơ bản: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước.
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch để thu hút các nguồn lực, dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện và khả năng.
Đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó chú trọng các khâu: Chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia, khu vực và thế giới như tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Tranh thủ sự trợ giúp của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật các cơ sở sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các địa phương trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum cho biết, việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến là nhiệm vụ mang tính chiến lượng, lâu dài, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.