Cụ thể: phương án 1, hồ có quy mô lưu vực 57,7 km2, dung tích 16 triệu m3, diện tích đất 255 ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.859 tỷ đồng;
Phương án 2 cũng có quy mô 57,7 km2 nhưng diện tích gần 274 ha, vốn đầu tư hơn 1.990 tỷ đồng.
Phương án 3 hồ có dung tích gần 12 triệu m3, diện tích 163 ha và vốn đầu tư hơn 1.479 tỷ đồng;
Phương án 4 có quy mô như phương án 3, diện tích hơn 207 ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.768 tỷ đồng.
Theo nhu cầu thực tiễn, dự án Hồ Đan Kia 2 được đề xuất đầu tư xây dựng theo 4 phương án nêu trên, ảnh: Lâm Viên. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có đề xuất danh mục dự án quy mô lớn chuẩn bị đầu tư, trong đó có dự án hồ Đan Kia 2 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong đó, dự án lớn nhất là dự án xây dựng hồ Đan Kia 2 tại huyện Lạc Dương với tổng mức đầu tư 2.424 tỷ đồng. Hai dự án còn lại là giai đoạn 2 hồ chứa nước Đăk Lông Thượng với 100 tỷ đồng, xây dựng kè chống sạt lở các sông Đạ Huoai (huyện Đạ Hoai), Đạ Tẻh và Đạ Quay (huyện Đạ Tẻh) với 500 tỉ đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự án hồ Dankia 2 sẽ cấp nước sinh hoạt cho người dân TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương và vùng phụ cận với công suất 79.000 m3/ngày đêm. Công trình cũng sẽ tạo cảnh quan môi trường để phát triển du lịch, tham gia vào phòng chống lũ.
Hồ chứa nước Đan Kia-Suối Vàng được xây dựng từ năm 1942-1945, sau nhiều năm khai thác nhưng chưa được tiến hành nạo vét nên bị bồi lắng nghiêm trọng, làm giảm dung tích hiện chỉ còn khoảng 12 triệu m3 (so với 20 triệu m3 như thiết kế ban đầu).
Những năm gần đây, vào cao điểm mùa khô, mực nước trong hồ suy kiệt trầm trọng khiến gần một nửa lòng hồ phía thượng lưu cạn trơ đáy, gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt của hồ thủy lợi này.