Để giành lợi thế trên sân nhà, doanh nghiệp Việt đã chủ động tìm kiếm giải pháp, hướng đi mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại.
Cơ hội và thách thức đan xen
Với vai trò kết nối, hỗ trợ giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngành logistics được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Nhờ lợi thế nằm ở trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; sở hữu đường bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan, sản xuất duy trì ổn định, Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm trở thành “ngôi sao logistics” của khu vực trong thời gian tới.
Thực tế, trong những năm gần đây, logistics là ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16%/năm, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics tăng mạnh, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Chính điều này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.
Ngành logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. |
Mặc dù có bước phát triển nhảy vọt nhưng theo nhiều chuyên gia, ngành logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những hạn chế lớn của ngành là chi phí dịch vụ còn cao; chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển...
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mai tự do (FTA), cùng với đó là sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để duy trì và tăng cường vị thế, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt để thu hút khách hàng và đối tác nếu không muốn thua thiệt trong cuộc đua ngay trên sân nhà.
Biến cạnh tranh thành động lực phát triển
Có mặt trên thị trường từ đầu những năm 2000, CTCP Liên vận An Tín (An Tín Logistics) - một thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings, không còn là cái tên xa lạ trong ngành logistics Việt Nam và khu vực. Từ xuất phát điểm là một đơn vị vận tải hoạt động trong phạm vi Tập đoàn An Phát Holdings, hiện An Tín Logistics đã vươn lên là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics Việt Nam.
Mặc dù có gần 20 năm hoạt động trong ngành, nhưng cũng giống như nhiều doanh nghiệp logistics khác, An Tín Logistics phải đối mặt với bài toán là làm thế nào để cạnh tranh với các “ông lớn” về logistics trên thế giới hiện đang có mặt tại Việt Nam. Đứng trước vấn đề đó, An Tín Logistics đã ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số trong quy trình vận hành doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị nội bộ và quản lý quan hệ khách hàng.
“Nhằm thay đổi cách thức vận hành truyền thống nặng về giấy tờ, thiếu chính xác và tốn kém thời gian, chúng tôi đã triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp, và sắp tới sẽ phát triển mở rộng thành nền tảng thân thiện với khách hàng, để khách hàng có thể dễ dàng truy cập và theo dõi hàng hóa của mình đang ở đâu”, đại diện An Tín Logistics cho hay.
An Tín Logistics cung cấp giải pháp logistics toàn diện. |
Ngoài đẩy mạnh số hóa, An Tín Logistics còn từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp giải pháp vận tải toàn diện, từ vận tải biển, đường bộ, đường sắt, hàng không cho đến dịch vụ hải quan và chứng từ xuất nhập khẩu…
Với năng lực vận chuyển 10 - 12 triệu TEUs/năm, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng tàu uy tín nhưng Maersk, Yang Ming, Cosco Shipping, Evergreen, HMM, KMTC, cùng hệ thống đại lý tại hơn 100 quốc gia, cảng lớn trên thế giới… An Tín Logistics còn mạnh dạn triển khai dịch vụ “Door-to-door” từ khá sớm. Đây là dịch vụ vận tải - thủ tục hải quan trọn gói, từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng, với nhiều ưu điểm, được người tiêu dùng, các doanh nghiệp và tổ chức lớn trên thế giới ưa chuộng.
“Với dịch vụ Door-to-door, hàng hóa sẽ không bị vỡ, hỏng, mất mát hoặc nhầm lẫn, với chế độ bảo hiểm an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tra cứu thông tin đơn hàng, giúp khách hàng biết được hiện trạng của hàng hóa, để họ cảm thấy an tâm hơn trong suốt quá trình vận chuyển”, bà Phương cho biết.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các giải pháp vận tải đơn thuần, An Tín Logistics còn đầu tư nguồn lực để phát triển dịch vụ logistics khép kín, với hệ thống kho bãi đặt tại tỉnh Hải Dương - đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại, trung chuyển hàng hóa tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Hệ thống kho bãi hiện đại và đạt chuẩn của An Tín Logistics. |
“Trong gần 20 năm hoạt động, chúng tôi luôn cố gắng mang đến các giải pháp logistics tốt và phù hợp nhất với từng khách hàng và đối tác. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là đưa An Tín Logistics vươn ra toàn cầu, khẳng định năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt không hề thua kém các doanh nghiệp ngoại, để Việt Nam thực sự là ngôi sao sáng trên thị trường logistics khu vực và toàn cầu”, đại diện An Tín Logistics chia sẻ.
Để nắm bắt tiềm năng to lớn của lĩnh vực logistics, trong thời gian tới, An Tín Logistics sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, kết nối sâu hơn với thị trường vận tải quốc tế, thành lập các văn phòng đại diện trên thế giới, trong đó tập trung vào các thị trường chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu…
Website: https://antinlogistics.com/
Hotline tư vấn: +84 220 3755 456
Email: info@antinlogistics.com