Viễn thông - Công nghệ
Muốn tồn tại trong “chảo lửa”, Fintech phải có lối đi riêng
Hữu Tuấn - 20/08/2021 09:53
Đó là chia sẻ của ông Hoàng Thế Thanh, CEO Baokim trước thực trạng “bội thực”, “cá nhanh nuốt cá chậm” trên thị trường trung gian thanh toán Việt Nam hiện nay.

Thị trường Fintech đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt để giành khách hàng, thị  phần. Hàng loạt ông lớn trong và ngoài nước đang "đốt tiền" đầu tư. Vậy, tương lai thị trường trung gian thanh toán, ví điện tử sẽ đi về đâu? Thị trường sẽ phân hóa như thế nào?

 Đúng là trong thời gian vừa qua, thị trường Fintech mà cụ thể là cuộc cạnh tranh của các Ví điện tử được ví như một "chảo lửa". Các đơn vị lần lượt đưa ra các chương trình siêu khuyến mại rất "tốn kém" để có được càng nhiều người dùng cuối càng tốt. Tuy nhiên, sau khoảng 3 năm nóng bỏng (từ thời điểm cuối năm 2018 đến nay), thị trường gần như đã định hình ra những đơn vị Ví điện tử có nhiều người dùng nhất có thể kể tên như: MoMo, Grabpay by Moca, Viettelpay, Zalopay, VinIDpay, Shopeepay…

Một đơn vị lâu nay chưa tập trung phát triển người dùng cuối, nhưng rất miệt mài chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng ngân hàng là VNpay, cũng đang có sự đầu tư và chuyển đổi mô hình kinh doanh mạnh mẽ sang việc phát triển người dùng cuối.

Việc gọi vốn, xây dựng, triển khai các mô hình kinh doanh trên tập khách hàng đang có, mở rộng thêm tập merchant và phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ mới làm cho thị trường thanh toán trở nên sôi động hơn bao giờ hết...

Trong bối cảnh chuyển động không ngừng, sự tham gia của nhiều đơn vị mới và mỗi đơn vị đều tìm những lối đi riêng, cộng hưởng với những điều chỉnh chủ trương, chính sách của nhà nước, thị trường sẽ còn nhiều bất ngờ thú vị. Nên thị trường có phân định cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ  cùng chờ đến khoảng đầu năm 2023 sẽ khá rõ.

Nếu để chọn một từ ví von cho thị trường Ví điện tử hiện nay tôi thích từ "Chảo lửa" - nơi sẽ tôi luyện ra các đơn vị sự bền gan, vững chí, mạnh vốn để tiếp tục hành trình gian nan này. Hành trình mang lại cho người dùng và xã hội những sản phẩm dịch vụ tiện ích không thể thay thế tựa như linh đan được tôi luyện trong "lò bát quái".

Ông Hoàng Thế Thanh, CEO Baokim.

 Trong cuộc cạnh tranh đó, liệu có còn cơ hội dành cho các ví điện tử nhỏ? Họ sẽ sống sót bằng cách nào?

Trong bối cảnh này, đúng là các ví điện tử nhỏ sẽ rất vất vả để có cơ hội để "đua top" nếu vẫn chọn con đường tương tự là khuyến mãi để hút người dùng. Rất cần phải có những dịch vụ đủ tốt để giữ chân khách hàng thay vì chỉ khuyến mại, giảm giá. Tuy nhiên, vẫn có những con đường và giải pháp để đóng góp vào công cuộc chuyển đổi của toàn xã hội bằng những dịch vụ thanh toán thông minh, an toàn và tiện lợi như Cổng thanh toán, Hỗ trợ thu chi hộ, Chuyển tiền...

Không chỉ người dùng cuối cần giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, mà các doanh nghiệp là những khách hàng thực sự tiềm năng và cần hiện đại hóa toàn diện mảng thanh toán trong doanh nghiệp. Baokim chúng tôi luôn giữ vững niềm tin vào sứ mệnh góp sức vào công cuộc hiện đại hóa thanh toán của toàn xã hội.

 Vậy, các ví như Baokim sẽ chọn con đường nào để tồn tại và phát triển?

Chung tôi không tham gia vào cuộc đua phát triển người dùng cuối, vào “cuộc đua đốt tiền”, mà tập trung xây dựng những giải pháp thanh toán toàn diện cho khách hàng doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau.

Luôn lắng nghe, hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, Baokim đã và đang cung cấp thật nhiều giải pháp, tiện ích cho họ trong việc vận hành kinh doanh để tối ưu chi phí như: Cổng thanh toán số vô cùng tiện dụng, giải pháp thu chi hộ cho doanh nghiệp, giải pháp bán hàng cho người mua thanh toán trả góp, trả chậm, giải pháp kết nối giao vận, quản lý kho hàng, kinh doanh dịch vụ hàng hóa số... Song song đó, chúng tôi ngày càng mở rộng phân khúc khách hàng từ bảo hiểm, tài chính, giáo dục, các đơn vị kinh doanh phần mềm nền tảng để góp phần vào công cuộc thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Minh chứng cho thấy là chúng tôi có sự tăng trưởng gấp 10 lần sản lượng về tất cả các mảng dịch vụ trong hơn 1 năm vừa qua. Chúng tôi có thể vững tâm tự phát triển cái mới, khách hàng mới bằng nguồn lực tài chính, con người của doanh nghiệp.

Được biết, Baokim bắt đầu chính thức tái định vị thương hiệu. Vì sao Baokim lại chọn thời điểm này để tái định vị thương hiệu? Việc tái định vị thương hiệu nhằm mục đích gì?

 Chúng tôi chọn thời điểm này để tái định vị thương hiệu cũng là một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên. Nhân kỷ niệm 15 năm sinh nhật VNP Group - công ty mẹ của Bảo Kim và cũng là tròn 15 tháng kể từ lúc chúng tôi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Đây là thời điểm chúng tôi đánh giá độ chín về sản phẩm dịch vụ cũng như đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Chúng tôi đã tự tin có thể hợp tác với tất cả các đối tác lớn trong và ngoài nước để đáp ứng tất cả các yêu cầu về giải pháp thanh toán. 

Chúng tôi có mục tiêu mở rộng và phục phụ khách hàng trên tất cả các phân khúc. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận được sự tin yêu, ủng hộ hợp tác của quý đối tác, Khách hàng để cùng song hành phát triển, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Ngày 20/8, Công ty cổ phần Thương mại điện tử Bảo Kim công bố tái định vị thương hiệu Baokim với bộ nhận diện logo, slogan và website mới. Theo đó, kết cấu logo mới được lấy cảm hứng từ chính triết lý thương hiệu của công ty. Đó là xây dựng hệ sinh thái trung gian thanh toán lấy đối tác và khách hàng làm trọng tâm.

Trong dự án tái định vị thương hiệu lần này, Baokim tiến hành đồng bộ hóa logo với slogan mới là “Thanh toán giản đơn” ở phiên bản tiếng Việt và “Simple payment” cho phiên bản tiếng Anh. Qua đó, công ty tái khẳng định mục tiêu tối ưu chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm mang lại cho đối tác, khách hàng trải nghiệm thanh toán đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.

Tin liên quan
Tin khác