Thông tin doanh nghiệp
Nhà máy nước mặt sông Đuống sử dụng đường ống được dùng ở 120 nước trên thế giới
Diệu Minh - 10/06/2019 13:35
Nhà máy nước mặt sông Đuống sử dụng ống gang Xing Xing hiện đang được sử dụng ở khoảng 120 nước trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á.

Liên quan đến sự cố đường ống nước DN1400 của nhà máy nước mặt sông Đuống đoạn chân cầu vượt Phú Thụy (Gia Lâm, Hà Nội) bị vỡ, nước phun lên tạo thành hố sâu gây lo ngại, ông Uwe Dechert, Trưởng nhóm giám sát kỹ thuật Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, người có hơn 30 năm kinh nghiệm tham gia quản lý nhiều dự án cấp thoát nước, môi trường lớn trên thế giới đã có những giải đáp về vấn đề này.

Ông Uwe Dechert - Trưởng nhóm giám sát kỹ thuật Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống.

Ông nghĩ sao về ý kiến xe container đè vào hố van xả cặn làm vỡ đường ống gây hoài nghi về chất lượng đường ống tại nhà máy? 

Sự cố xe tải va vào hố van gây tuột mối nối giữa đường ống xả cặn DN400 với đường ống cấp nước chính DN1600.

Tai nạn không làm vỡ, ảnh hưởng đường ống chính nhưng Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống buộc phải dừng cấp nước để xử lý sự cố và đã hoàn thành trong ngày, không ảnh hưởng đến đời sống người dân tại các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Đống Đa. 

Về chất lượng, nhà máy sử dụng ống gang Xing Xing được hầu hết các công ty cấp nước tại Việt Nam cũng như trên thế giới tin dùng trong lĩnh vực cấp nước, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam đối với các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đây cũng là sản phẩm đã xuất khẩu sang khoảng 120 nước trên thế giới tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á như Đức, Pháp, Áo... 

Tuỳ theo địa chất công trinh Nhà máy nước mặt Sông Đuống có thể sử dụng các loại ống khác nhau như HDPE, ống thép và ống gang dẻo của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và tất cả đều đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế và được kiểm định từ đơn vị kiểm định uy tín quốc tế của Pháp.

Chất lượng nguồn nước từ nhà máy như thế nào thưa ông? 

Đồ án Quy hoạch cấp nước Thủ đô đã được Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, sử dụng nguồn nước mặt từ sông Đuống.

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng, lấy nguồn nước sông Đuống để xử lý cung cấp cho người dân Thủ đô đã được nghiên cứu, phân tích kỹ qua các số lần lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước, biến đổi dòng nước trong gần 200 năm trở lại đây của Cục Khí tượng và Thủy Văn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Trong quá trình thực hiện Dự án, đơn vị tư vấn cũng nhiều lần lấy mẫu, xét nghiệm, các chỉ tiêu nguồn nước sông Đuống đều đạt giá trị giới hạn A1 đủ điều kiện để dùng cho mục đích sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện, chất lượng nước đầu ra của nhà máy có thể uống nước tại vòi với một số chỉ tiêu cao hơn QCVN 01-2009 của Bộ Y tế áp dụng cho nước ăn uống.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội cũng có biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt sông Đuống vì đây là nguồn tài nguyên quý giá, lựa chọn thay thế cho nguồn nước ngầm ngày một ô nhiễm, suy thoái về trữ lượng. 

Trước đó, ngày 14/3/2019, tại buổi kiểm tra tiến độ thực hiện nhà máy, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho rằng, chủ đầu tư đã xác định rõ, quyết tâm theo đuổi chiến lược phát triển lâu dài và bền vững... tiến độ triển khai dự án nhanh, chất lượng nước sạch tốt, công suất nhà máy lớn. Đây là những nhân tố đóng góp tích cực để thành phố đạt được chỉ tiêu cấp nước sạch cho người dân. 

Sông Đuống.

Việc lựa chọn vị trí xây dựng cũng như đầu tư Nhà máy Nước mặt sông Đuống nằm trong Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã được các cơ quan chức năng thẩm định và lựa chọn để đảm bảo an ninh, an toàn cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước lâu dài, bền vững cho người dân Thủ đô đang ngày một thiếu hụt.

Tại Đồ án Quy hoạch cấp nước Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã phân vùng cấp nước các Nhà máy nước mặt lớn tập trung nhằm đa đạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân, trong đó Nhà máy nước mặt sông Đà cung cấp tại phía Tây Nam thành phố Hà Nội, Nhà máy nước mặt sông Đuống cấp nước phía Đông bắc, phía Nam Thành phố để phân vùng, đảm bảo hiệu quả và đảm bảo an toàn, an ninh cấp nước cho Thủ đô, chứ không phải thích chọn ai thì chọn.

Ông có thể cho biết quan điểm về ý kiến nhà máy nước mặt sông Đuống công suất thấp trong khi tổng mức đầu tư cao?

Tổng mức đầu tư dự án của nhà máy là 4.998 tỷ đồng cho 2 phân kỳ đầu tư đến công suất 300.000 m3/ngày đêm, không phải 150.000 m3/ngày đêm. Trong đó một số hạng mục đã được đầu tư cho công suất 600.000 m3/ngày đêm, tương đương với công suất Nhà máy nước sông Đà tại thời điểm hiện nay (300.000 m3/ngày đêm). So sánh với tổng mức đầu tư của Nhà máy nước sông Đà giai đoạn 2 là 5.800 tỷ thì dự án Nhà máy nước sông Đuống không phải là cao.

Trong quá trình triển khai, dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống còn tiết giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với với quy hoạch ban đầu. Theo kế hoạch ban đầu ngày 17/1/2013, dự án nhà máy nước mặt sông Đuống được Bộ Xây dựng phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tại Quyết định số 72/QĐ-BXD với tổng mức đầu tư dự án là hơn 7.306 tỷ đồng.

Dự án là một trong các nhà máy nước mặt lớn theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô đã được chính Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 để bổ sung cấp nước cho người dân về phía Đông Bắc, Nam thành phố, đảm bảo an ninh cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ổn định, bền vững, theo sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Giá bán nước tại nhà máy thế nào thưa ông?

Cũng như nhiều nhà máy nước khác trên địa bàn thành phố, vùng lân cận, giá sản xuất nước phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, tổng mức đầu tư của dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá bán nước tại công ty áp dụng dựa trên quyết định của thành phố Hà Nội.

Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống quy mô đầu tư lớn như hệ thống tuyến ống truyền dẫn với đường kính lớn DN800-DN1600 (dài 81km), trải dài qua nhiều quận, huyện trên địa bàn, nhiều vị trí phức tạp đòi hỏi phải xử lý kỹ thuật như tuyến ống qua sông Hồng, sông Đuống, Bắc Hưng Hải... diện tích giải phòng mặt bằng lớn.

Tôi cho rằng, việc so sánh hiệu quả giữa các nhà máy phải được đưa về cùng thời điểm, quy mô đầu tư và vận hành hoạt động, không thế ví với dự án đã đầu tư, hoạt động cách đây hơn 10 năm.  

STT

Tên dự án

Kế hoạch phát nước

Tổng mức đầu tư

Giá bán nước phê duyệt

Quy mô công suất

         

Nhà máy

Tuyến ống dẫn truyền (TOTD) nước sạch

1.1

Dự án NMN sông Đà – GĐ1: 300.000 m3/ngày đêm.

GĐ1:2008, khởi công năm 2006

1.553 tỷ đồng

(2003)

5.069,76 đồng/m3 (2008)

NMN công suất 300.000 m3/ngày đêm

TOTD: 46 km DN1600: Ống cốt sợi TT 

1.2

Dự án NMN sông Đà - GĐ2: 300,000 m3/ngày đêm – nâng tổng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm.

Khởi công: 10/2015

Phát nước: 12/2019

5.765 tỷ đồng

(4/2018)

Giá nước tính toán: 9.300 đồng/m3 (chưa phê duyệt)

NMN công suất 300.000 m3/ngày đêm

TOTD: 46 km DN1800:

2

Dự án NMN sông Hồng – CS GĐ1: 300.000 m/ngày đêm

-     GĐ1.1: 150.000 m3/ngày đêm

-     GĐ1.2: 150.000m3/ngày đêm

GĐ1.1: 2018

GĐ1.2: 2020 

3.692,3 tỷ đồng

10.365,41 đồng/m3

(10/2018)

NMN Công suất 300,000 m3/ngày đêm

(Bao gồm hồ sơ lắng)- diện tích 20 ha

21 km TOTD: DN600 – 1600 

3

Dự án NMN sông Đuống

CS GĐ1: 300.000 m/ngày đêm

-     GĐ1A: 150.000 m3/ngày đêm

-     GĐ1B: 150.000m3/ngày đêm, trong đó một số công trình đầu tư cho công suất 600.000 m3/ngày đêm.

GĐ1 - 10/2018

GĐ2 - 10/2020

4.998 tỷ đồng

10.246 đồng/m3

(10/2017)

NMN công suất 300,000 m3/ngày đêm

(Bao gồm hồ sơ lắng 600,000 m3),diện tích 61,5 ha

81 km TOTD DN800-DN1800

Qua  S.Hồng; S.Đuống

Tin liên quan
Tin khác