Các nhà nghiên cứu đã cắt giảm đường hoàn toàn trong chế độ ăn của 40 trẻ béo phì. Trong hơn 1 tuần sau, cholesterol, huyết áp và mức độ gan nhiễm mỡ của các tình nguyện viên đều giảm.
Khi cắt bỏ hoàn toàn lượng đường siro ngô trong nước ngọt có ga và bánh kẹo, nguy cơ béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường ở trẻ đã giảm sau 8 ngày.
Ngừng mua các thực phẩm chế biến sẵn
Thật dễ phải không? Không hẳn vậy nhưng hầu hết các thực phẩm đóng gói sẵn đều thêm đường.
Do đó, hãy chọn thực phẩm tươi khi đi siêu thị
Tự làm nước sốt
Nước sốt tự làm sẽ luôn ít đường hơn nước sốt pha sẵn.
Tránh các sữa chua có hương vị
Sữa chua có các hương vị thường có nhiều đường hơn cả 1 thanh kẹo. Đó là lý do vì sao bạn ăn nhiều sữa chua mà cân nặng không giảm. Hãy mua sữa chua không đường và thêm mật ong hay hoa quả tươi để có vị ngọt tự nhiên.
Chỉ mua hoa quả tươi
Đây là cách tốt nhất để tránh các loại nước quả và quả khô vốn rất ngon nhưng quá nhiều đường.
Bỏ thức uống có ga
Tất nhiên rồi, thức uống có ga chưa bao giờ tốt cho bạn. Nếu bạn thấy khó bỏ loại nước uống này thì nên xác định số tiền bạn sẽ bỏ ra mỗi tuần cho loại nước này theo hướng giảm dần.
Ăn sô cô la đen cho bữa phụ
Nếu hảo ngọt hãy ăn sô cô la đen. Nó tốt hơn cho sức khỏe và giúp hạ huyết áp, nguy cơ đau tim.
Đường siro ngô có mặt ở 75% thực phẩm và đồ uống sẵn do gia thành rẻ hơn và làm tăng độ ngọt tới 20% so với đường thô. Khi tiêu thụ, hầu hết đường này sẽ được chuyển hóa trong gan và thành chất béo, tích trữ lại thay vì tiêu hóa. Đó là lý do vì sao trọng lượng giảm khi loại đường khỏi chế độ ăn bởi cơ thể sẽ ngừng đói và khát.
Giáo sư Jean-Marc Schwarz và các cộng sự của ĐH Touro (California, Mỹ) cho biết việc loại bỏ đường fructose khỏi chế độ ăn có thể chống lại căn bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ và đái tháo đường mà không cần bất kỳ loại thuốc nào.
Điều này liên quan với quá trình chuyển đổi từ đường thành chất béo của gan - có tên gọi là DNL (de novo lipogenesis).
So với glucose, chỉ chuyển hóa 20% ở gan và 80% sẽ nằm trong cơ thể, đường fructose sẽ được chuyển hóa 90% ở gan. Như vậy, fructose cũng sẽ chuyển hóa thành chất béo nhanh hơn glucose tới gần 19 lần.
GS Schwarz cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường đơn sẽ làm tăng cả DNL và mỡ gan.
Điề quan trọng là việc loại bỏ đường trong chế độ ăn uống của trẻ béo phì chỉ trong 9 ngày đã làm giảm DNL và mỡ gan, cũng như cải thiện sự trao đổi chất đường và lipid”.
Trong nghiên cứu, 40 trẻ béo phì (9-18 tuổi) không dùng đường fructose trong 8 ngày, đã giảm cholesterol, huyết áp và tình trạng kháng insulin.
“Quan trọng hơn, những trẻ này đã giảm tới 56% DNL trong thời gian ngừng tiêu thụ đường. Trên tất cả, mỡ gan giảm tới 22%”, GS Schwartz cho biết.
Một nghiên cứu nhỏ trên nam thanh niên cũng cho kết quả tương tự. Sau 8 ngày nạp fructose, cả DNL và mỡ gan đều tăng.
Nghien cứu được công bố trên tạp chí American Osteopathic Association.