Cả thị trường “phơi nhiễm" Covid-19
Thị trường chứng khoán Việt Nam đón Xuân Canh Tý với kịch bản không thể tệ hơn, hầu hết cổ phiếu ghi nhận mức giảm sâu, có những cổ phiếu đạt mức giá thấp kỷ lục. Kể từ khi mở cửa đầu năm ngày 30/01 chỉ số VN Index đã giảm từ 959,58 điểm xuống chỉ còn 695,33 tại thời điểm ngày 26/03 với nhiều phiên VN-Index mất xấp xỉ 6,5%, thiết lập kỷ lục mới về mức giảm của chỉ số. Đây là mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch của VN-Index kể từ năm 2001. Cần phải hiểu là quy mô thị trường hiện tại lớn hơn nhiều so với 19 năm trước. Lúc đó, sàn HOSE chỉ có 5 cổ phiếu đang giao dịch.
Nhà đầu tư đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây trước tốc độ giảm giá chóng mặt của các cổ phiếu. Dịch Covid-19 không dừng lại trong biên giới Trung Quốc mà liên tục lan rộng ra toàn cầu là nguyên nhân chính khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.
Bên cạnh đó, giới đầu tư liên tục đón nhận nhiều thông tin tiêu cực như việc giá dầu thô Mỹ giảm xuống còn gần 20 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua. Giá dầu thấp kỉ lục dự đoán sẽ ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh nhóm cổ phiếu dầu khí. Các bluechip trong ngành như GAS, PVS, PVD, PVB, PVC, BRS không thể tránh khỏi đà lao dốc. Nếu giá dầu tiếp tục giữ ở mức thấp như vậy chắc chắn các kế hoạch dừng hoạt động lọc hóa dầu sẽ được tính đến.
Chung cảnh ngộ, các mã chứng khoán hàng không, du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi hàng loạt chuyến bay và tour bị tuyên bố hủy bỏ trước việc hạn chế du lịch toàn cầu… Rất có thể, lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, thị trường hàng không Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm sau khi liên tục tăng trưởng hai con số trong nhiều năm.
Trong bối cảnh tiêu cực đó, các công ty liên tục lên phương án "cứu hộ" giá cổ phiếu giảm sâu bằng việc mua cổ phiếu quỹ. Tổng lượng tiền mà các doanh nghiệp đăng kí mua cổ phiếu quỹ lên đến con số 5 ngàn tỉ đồng. Con trai của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu HPG, thương vụ trị giá hàng trăm tỉ đồng trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng làm chậm tiến độ dự án Nhà máy Hòa Phát Dung Quất. Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn muốn mua thêm 5 triệu cổ phiếu NVL, sau khi thực hiện xong đợt mua 9,4 triệu cổ phiếu; Chủ tịch HĐQT Cơ Điện Lạnh REE Nguyễn Thị Mai Thanh đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu REE; Phó tổng giám đốc Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua đến 5 triệu cổ phiếu AAA; hay một loạt lãnh đạo của TTC Land đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu SCR…
Những "siêu cổ" ngoạn mục ngược thị trường
Ngược lại, không cần đến các phương án cứu hộ, có những mã cổ phiếu giữ vững được đà tăng trưởng trong cơn sóng gió, ‘lơ’ luôn ảnh hưởng của dịch. Nhiều mã trong số này có thanh khoản khá cao. Tiêu biểu có thể kể đến các mã cổ phiếu có đà tăng trưởng bền vững thể hiện nội lực như SHB, DNM và IDJ.
4 tháng đầu năm, cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) tăng gần 145%. Vừa rồi, SHB tiến hành đồng thời chi trả cổ tức bằng 251 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng, vốn điều lệ tăng thêm 5,500 tỷ đồng lên hơn 17,500 tỷ đồng (tương đương tăng hơn 45%). Hướng tới mục tiêu đạt chuẩn Basel II vào năm 2020, SHB liên tục ‘tỏa sáng’ cứu vớt đà giảm của chỉ số HNX-Index.
Tương tự như thế, cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất trang phục chống dịch Tổng CTCP Y tế DANAMECO (HNX: DNM) tăng hơn 100%. DNM là nhà sản xuất khẩu trang, găng tay, mặt nạ thở oxy, trang phục chống dịch… nên việc kinh doanh được hưởng lợi trực tiếp từ dịch COVID-19. Năm 2019, DNM đạt doanh thu thuần hơn 356 tỷ đồng và lãi ròng 8.7 tỷ đồng - đều gấp gần 2.2 lần năm trước. Kết quả tích cực năm 2019 chấm dứt chuỗi sụt giảm giai đoạn 2016-2018.
Đặc biệt nhất phải nói đến mã cổ phiếu IDJ, thị giá IDJ ghi nhận những diễn biến tích cực ổn định trong suốt thời gian gần đây. Trung bình thị giá IDJ đã tăng đến 202% trong quý 1 và liên tục ghi nhận nhiều chuỗi 3 phiên, 4 phiên tăng trần liên tục. Nếu tính trong 1 năm vừa qua, cổ phiếu IDJ đã tăng đến 411% thị giá đi kèm với tính thanh khoản cao. Phải nói với những gì đã làm được trong thời gian vừa qua, IDJ đã thực sự tạo nên một thương hiệu cổ phiếu, giữ vững được niềm tin nhà đầu tư trong giai đoạn khó khăn của thị trường.
IDJ được thành lập vào năm 2007, ban đầu góp vốn để đầu tư Trường Hà Nội Academy, sau đó tham gia lĩnh vực kinh doanh Trung tâm thương mại, văn phòng tại Tổ hợp trung tâm thương mại - khách sạn - văn phòng Grand Plaza, Hà Nội. Tình hình kinh doanh chỉ thay đổi rõ nét khi IDJ chuyển hướng đẩy mạnh phát triển và thi công các dự án bất động sản từ năm 2017.
Theo đó, chỉ sau 2 năm, IDJ đã xóa hết lỗ lũy kế, doanh thu, lợi nhuận tăng đột biến, đồng thời làm tổng thầu rất nhiều dự án bất động sản lớn. Quy mô tài sản của IDJ đã tăng trưởng thần kỳ lên 1.362 tỷ đồng, gấp 3,1 lần đầu năm, với khoản chi phí dở dang dài hạn tăng lên 638 tỷ đồng từ mức 0 đồng và khoản chi phí trả trước 123 tỷ đồng từ mức 5,9 tỷ đồng đầu năm. Đối ứng với tài sản, IDJ cũng ghi nhận sự tăng mạnh tại khoản phải trả khác 638,4 tỷ đồng (đầu năm chỉ 5 tỷ đồng), chiếm gần 50% tổng nguồn vốn và được thuyết minh “Thu tiền hợp đồng góp vốn thực hiện dự án”. Có thể hiểu đây là khoản thu trước của khách hàng mua các dự án IDJ đang triển khai.
Hiện nay IDJ đang là chủ đầu tư 4 siêu dự án tại Mũi Né, Lạng Sơn, Phú Yên và Hải Dương. Trong đó đáng chú ý nhất là dự án Mũi Né gồm tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao với quy mô gần 3,000 phòng, thuộc top các khách sạn lớn nhất thế giới. Đầu năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra văn bản hướng dẫn cấp quyền sử dụng đất và công trình không phải nhà ở. Với văn bản này, những khó khăn về pháp lý của condotel, officetel, các sản phẩm kinh doanh chính và trọng tâm của IDJ chắc chắn sẽ được tháo dỡ. Giới đầu tư đánh giá cổ phiếu IDJ có tiềm năng vô cùng lớn và chắc chắn sẽ giữ vững đà tăng trưởng trong suốt năm 2020.