Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu từ năm 2019 do dự báo nguồn cung dầu sẽ tiếp tục tăng, dẫm đến mức dư thừa trong tương lai, qua đó kéo giá dầu quay lại thời kỳ "đen tối".
Theo dữ liệu của OPEC, so với mức đỉnh 4 năm thiết lập hồi đầu tháng 10/2018 là 76,9 USD/thùng, giá dầu thế giới đã sụt giảm hơn, khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rơi vào trạng thái đầu cơ giá xuống. Trong khi đó, đồng minh quan trọng nhất của OPEC là Nga lại không sẵn sàng ủng hộ quyết định cắt giảm sản lượng khai thác.
Sau cuộc họp ngày mai, nếu các Bộ trưởng OPEC thuyết phục được Nga để đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì tổ chức này có thể đối mặt với nguy cơ trừng phạt từ phía Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy dự luật chống lại việc OPEC cắt giảm sản lượng đễ "đỡ giá" có tên gọi "Đạo luật sản xuất và xuất khẩu dầu - NOOPEC". Đạo luật này nếu được thông qua sẽ cho phép Chính phủ Mỹ hành động để chống lại OPEC thông qua các biện pháp trừng phạt như cấm vận tương tự như cách Mỹ đã áp dụng nhằm loại bỏ nguồn cung dầu từ Iran.
Trong một động thái khác, ông Donald Trump tuyên bố áp việc dụng biện pháp miễn trừ với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho phép các nền kinh tế này tiếp tục được nhập dầu từ Iran trong 180 ngày (kể từ ngày 5/11 - ngày mà các lệnh trừng phạt Iran của Mỹ có hiệu lực) mà không phải chịu các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ.
Điều ông Donald Trump muốn hiện nay là các nước OPEC phải tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác để bù đắp sản lượng thiếu hụt, qua đó loại bỏ hoàn toàn nguồn cung từ Iran tới đây và giữ cho giá dầu bình ổn ở mức thấp.
Hiện Mỹ đã vượt Nga để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới ngoài OPEC với sản lượng đạt 11,6 triệu thùng/ngày.