Đối với loại bút bi nêu trên, về mặt hình thức và màu mực bút bi không khác gì so với bút bi bình thường. Tuy nhiên, sau khi viết trên giấy, chỉ cần hơ nóng nhẹ mặt dưới trang giấy bằng hộp quẹt thông thường hoặc dùng đầu gôm của bút chì có thể xóa hoàn toàn nội dung một cách dễ dàng.
Nhận thấy đây là mặt hàng nhạy cảm, có thể anh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tay cho các đối tượng xấu, lừa đảo, nên Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh đã mời đại diện doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng này đến trao đổi và trực tiếp thực hiện các thao tác thể hiện các tính năng của bút bi.
Sau khi được trao đổi và chứng kiến cơ quan Hải quan thao tác tính năng nhạy cảm của loại bút bi trên, đại diện doanh nghiệp đã đề nghị cơ quan Hải quan cho tái xuất lô hàng nêu trên.
Trước đó, vào năm 2013, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phát hiện trong kiện hàng phi mậu dịch gửi từ Nhật Bản về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh có loại bút này.
Hải quan TP.HCM kiểm tra bút bi NK. Ảnh: T.H |
Theo khai báo hải quan, kiện hàng gồm các mặt hàng: sách, bút, dây đai, bản đồ, kẹo… Qua kiểm tra thực tế, ngoài số hàng như khai báo hải quan, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh còn phát hiện có cây bút bi hiệu FRIXON BALL3 gồm 3 ruột mực: xanh, đỏ, đen; kích thước ngòi bi là 0,5mm.
Cũng giống như loại bút nhập khẩu trong lô hàng nêu trên, về mặt hình thức và màu mực bút bi có thể tẩy xóa được không khác gì so với bút bi bình thường. Tuy nhiên, sau khi viết trên giấy thì chỉ cần dùng nhiệt hơ hoặc dùng đầu xóa ở đầu bút cọ xát là toàn bộ nội dung trên giấy biến mất mà không để lại dấu tích nào.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ không quy định mặt hàng này thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có giấy phép. Nhưng trên thực tế, loại bút bi có thể tẩy xóa được có thể trở thành công cụ để các đối tượng xấu lợi dụng vào các mục đích xấu như lừa đảo khi ký kết hợp đồng, ký kết vay tiền...
Trước tình trạng trên, từ các báo cáo kiến nghị của Cục Hải quan TP.HCM, Tổng cục Hải quan đã có kiến nghị với các ngành chức năng (Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) nhằm có biện pháp quản lý phù hợp đối với những mặt hàng nhạy cảm. Tuy nhiên, đến nay, các bộ ngành liên quan vẫn chưa có ý kiến về chính sách quản lý đối với mặt hàng nêu trên .
Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, trong khi chưa có ý kiến của các bộ, ngành chức năng thì chưa giải quyết thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nêu trên và đề nghị Tổng cục Hải quan sớm có hướng dẫn để Cục Hải quan TP.HCM làm cơ sở cho việc giải quyết thủ tục hải quan và trả lời cho doanh nghiệp.
4.000 hộp sữa bột trong lô nhựa phế liệu nhập khẩu Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn vừa phát hiện gần 4.000 hộp sữa bột trẻ em và thực phẩm chức năng trị giá hơn 250 triệu đồng trong lô hàng phế liệu nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Bình Nguyên. |
Phát hiện hàng nhập lậu số lượng lớn qua Cảng Cát Lái (Baodautu.vn) Ngày 21/2, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cảng Cát Lái, quận 2, TP.HCM) cho biết, cơ quan này vừa lập biên bản tạm giữ hai lô hàng của Công ty TNHH Một Thành viên Xuất nhập khẩu Trung Hải do khai sai nhiều mặt hàng, nhập khẩu không khai báo. |
Xe đạp điện nhập lậu làm đau đầu nhà quản lý Sau khi siết chặt bằng cách dán tem và hậu kiểm khi lưu thông, lại vẫn có kẽ hở cho xe đạp điện lậu tung hoành. Vấn đề này đang làm đau đầu cơ quan quản lý. |
Phụ tùng ô tô nhập lậu giấu trong bụng máy biến thế Chiếc máy biến thế cũ đã được doanh nghiệp tháo rời và “rút ruột” toàn bộ, “biến” thành một chiếc thùng chứa hàng lậu, chất đầy linh kiện, phụ tùng ô tô mới 100%, vừa bị cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ. Đây là thủ đoạn khá tinh vi để che giấu hàng lậu, trốn tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng. |
Lê Thu (HQ Online)