Tuy nhiên, chỉ số không giảm điểm mạnh chủ yếu nhờ lực cầu vẫn hoạt động tương đối tích cực, nhất là dòng tiền chảy mạnh từ khối ngoại..

Đóng cửa, với 144 mã tăng và 124 mã giảm, VN-Index giảm 0,2 điểm (-0,03%) xuống 760,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 193,28 triệu đơn vị, giá trị gần 4.081 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với hơn 810 tỷ đồng. Trong đó, BHS thỏa thuận 5,9 triệu đơn vị, giá trị gần 119 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,85 triệu đơn vị, giá trị gần 126 tỷ đồng; PDR thỏa thuận 4,16 triệu đơn vị, giá trị 111 tỷ đồng; ITA thỏa thuận 7,4 triệu đơn vị, giá trị 25,79 tỷ đồng…

Diễn biến VN-Index phiên 15/6

Trong bối cảnh nhóm cổ phiếu lớn không có được sự đồng thuận và giao dịch khá nhạt, HPG nổi lên là điểm sáng của thị trường khi có đột biến trong giao dịch.

Trong phiên 15/6, HPG được khớp lệnh 11,73 triệu đơn vị, mức cao nhất trong gần 4 tháng qua (ngày 20/2 khớp lệnh hơn 13 triệu đơn vị). Nhưng đáng chú ý hơn là việc khối ngoại mua ròng tới hơn 4,5 triệu cổ phiếu.

Kết phiên, HPG tăng mạnh 2,5% lên 32.450 đồng/CP và cũng là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này. 

Việc HPG được khối ngoại mua ròng mạnh hôm nay là điều khá bất ngờ khi trong đợt tái cơ cấu danh mục lần này, HPG dự kiến sẽ bị V.N.M ETF bán ròng 3,16 triệu USD. 

Được biết, ngày mai (16/6) là giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 5:1.

HPG giao dịch sôi động phần nào giúp rổ VN30 hồi phục và tăng điểm, song do nhóm cổ phiếu lớn không có sự đồng thuận nên không đủ sức kéo VN-Index về tham chiếu.

Ở nhóm ngân hàng, trong khi CTG, VCB tăng điểm, thì BID, MBB, STB giảm điểm. BID khớp 5,87 triệu đơn vị, STB khớp trên 3 triệu đơn vị, CTG và VCB cùng khớp trên 2,8 triệu đơn vị, còn MBB khớp 1,6 triệu đơn vị.

Trong TOP 10 mã vốn hóa lớn nhất, VIC và VNM cũng tăng tốt, song chưa đủ để hỗ trợ chỉ số khi các mã đều giảm, đặc biệt là ROS với phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp về 104.300 đồng/CP (-7%), khớp lệnh 2,04 triệu đơn vị và vẫn còn dư bán sàn.

Tương tự, 2 người anh em của ROS là AMD và FLC cũng không tích cực. AMD cũng ghi nhận phiên sàn thứ 6 liên tiếp về 15.300 đồng/CP (-7%) kể từ khi ROS thông báo mua vào gần 25% vốn. FLC ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tục về 7.120 đồng/CP (-1,5%), khớp lệnh 8,19 triệu đơn vị.

Cặp đôi HAG-HNG diễn biến trái chiều và đều suy giảm sau phiên tăng trần trước đó. Trong khi HNG vẫn giữ sắc xanh với mức tăng 2,5% lên 10.350 đồng/CP và khớp 5,8 triệu đơn vị, thì HAG giảm 1% về 9.050 đồng/CP và khớp 9,1 triệu đơn vị.

Ngoài các mã trên, áp lực chốt lời cũng khiến đa phần nhóm cổ phiếu thị trường ôm sắc đỏ.

Trên sàn HNX, diễn biến cũng tương tự như trên HOSE. Áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều khiến chỉ số HNX-Index chìm trong sắc đỏ, song kết phiên cũng không giảm mạnh.

Đóng cửa, với 94 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index giảm nhẹ 0,11 điểm (-0,11%) xuống 97,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,04 triệu đơn vị, giá trị 478,4 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận đạt hơn 13 tỷ đồng.

Nhiều mã lớn trên sàn này suy yếu trong phiên chiều trước áp lực chốt lời như SHB, ACB, PVS, PVC, PVI, VND…

Trong số 9 mã đạt lượng khớp trên sàn này, chỉ có 2 mã tăng là VCG và SHS.

SHB đứng giá tham chiếu và khớp 10,35 triệu đơn vị, dẫn đầu HNX. ACB giảm về 26.400 đồng/CP và khớp 2,02 triệu đơn vị.

KLF thậm chí còn giảm sàn về 2.600 đồng/CP (-%) và khớp 2,02 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index ghi nhận phiên tăng điểm sau 6 phiên giảm liên tục trước đó, với mức tăng 0,43 điểm (+0,75%) lên 56,89 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 5,9 triệu đơn vị, giá trị 82,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,89 triệu đơn vị, giá trị hơn 127 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 2,2 triệu cổ phiếu ACV, giá trị 113,2 tỷ đồng.

Cùng với ACV, các mã DVN, GEX, SSN, QNC, SEA, VGG… cũng đều tăng giá, góp phần vào đà tăng chung của sàn UPCoM.

Không có mã nào khớp lệnh đạt 1 triệu đơn vị, nhiều nhất là DVN với 974.900 đơn vị, tăng 13,2% lên 24.000 đồng/CP sau chuỗi 6 phiên giảm liên tục.