Thị trường liên tục rung lắc mạnh trước sức ép bán lớn ở vùng giá cao, trong khi tâm lý nhà đầu tư cũng thận trọng trở lại khiến thanh khoản không còn dồi dào như vài phiên vừa qua. Mặc dù vậy, nỗ lực đỡ giá giúp VN-Index vẫn có được sắc xanh khi kết phiên.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch chiều, trước việc lực cầu giảm sút rõ rệt, trong khi áp lực bán vẫn dứt khoát, nên VN-Index nhanh chóng lao về mốc 740 điểm và đóng cửa ở mức gần thấp nhất ngày. Thanh khoản sàn HOSE cũng giảm mạnh khoảng 22% so với phiên trước đó.

Đóng cửa, với 110 mã tăng và 153 mã giảm, VN-Index giảm 3,17 điểm (-0,43%) về 740,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 266,8 điểm, giá trị 4.795,45 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 7 triệu đơn vị, giá trị gần 366 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 1,46 triệu cổ phiếu NVL, giá trị gần 101 tỷ đồng; 1,1 triệu cổ phiếu CAV, giá trị gần 60 tỷ đồng; 1,3 triệu cổ phiếu AAA, giá trị gần 41,7 tỷ đồng…

Diễn biến VN-Index phiên 23/5

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường những phiên vừa qua là ngân hàng chịu áp lực chốt lời mạnh nên đồng loạt giảm điểm. Tuy nhiên, BID ghi dấu ấn khi quay đầu tăng điểm nhờ lực cầu ngoại mạnh mẽ, cùng với đó là mức thanh khoản tiếp tục ở mức rất cao.

BID đóng cửa tăng 0,8% lên 18.550 đồng/CP, khớp lệnh 10,1 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng hơn 2,03 triệu đơn vị. MBB là mã giảm mạnh nhất với 3,8% về 17.600 đồng/CP, khớp lệnh 3,32 triệu đơn vị.

Ngoài các mã ngân hàng, áp lực bán cũng khiến nhóm vốn hóa lớn đa phần giảm điểm. Đáng chú ý, ROS giảm sàn về 133.700 đồng/CP (-7%) và khớp 4,07 triệu đơn vị.

Song việc VNM, SAB, BID tăng tốt, PLX và MSN hồi về tham chiếu, bên cạnh một số bluechips như HPG, HSG, REE, FPT, DHG, MWG… duy trì được sắc xanh nên VN-Index không giảm sâu.

Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là các mã thị trường, áp lực chốt lời khiến nhóm này đa phần giữ sắc đỏ như FLC, SCR, DXG, HAG, HNG, DLG…

Không đo sàn như ROS, nhưng FLC cũng giảm mạnh 5,8% về 7.250 đồng/CP, khớp lệnh 23,8 triệu đơn vị.

Áp lực bán mạnh cũng khiến HQC không còn giữ được sắc tím khi đóng cửa chỉ còn tăng 1,7%, lên 3.520 đồng/CP và khớp tới 66,145 triệu đơn vị, chỉ sau phiên lịch sử ngày 14/12/2016 với 78,78 triệu đơn vị được sang tên.

Trong khi đó, các mã QCG, LDG, VHG, PTL cũng gây chú ý với sắc tím đậm. Trong đó, LDG khớp tới 6,03 triệu đơn vị, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết.

Trên sàn HNX, áp lực bán cũng khiến chỉ số này liên tục chao đảo trong phiên sáng, song không may mắn như HOSE khi đóng cửa trong sắc đỏ do thiếu sự hỗ trợ của cổ phiếu lớn. Phiên giao dịch chiều cũng chứng khiến HNX-Index lao dốc và kết phiên mức thấp nhất ngày.

Đóng cửa, với 59 mã tăng và 105 mã giảm, HNX-Index giảm 0,82 điểm (-0,88%) về 91,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,9 điểm, giá trị 620,48 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 25 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 1,8 triệu cổ phiếu SHN, giá trị gần 19,62 tỷ đồng.

Hầu hết các mã lớn trên HNX đều giảm điểm khiến chỉ số sàn này giảm mạnh. ACB quay đầu giảm mạnh 2,4% về 24.500 đồng/CP và khớp 3,15 triệu đơn vị.

SHB khớp 11,9 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, xong cũng giảm mạnh 4,2% về 6.800 đồng/CP. Với 4,15 triệu đơn vị được sang tên, xếp sau SHB, nhưng VCG cũng giảm 1,7% về 17.800 đồng/CP.

Ngược lại, một số cổ phiếu “ruồi” như BII, VIG, ACM, ASA, SCJ, PVL… có được sắc tím, song thanh khoản yếu.

Trên sàn UPCoM, cũng như 2 sàn chính, đóng cửa, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%) về 57,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,03 triệu đơn vị, giá trị 126,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể với chỉ 1,5 tỷ đồng được chuyển nhượng.

Việc nhiều mã có ảnh hưởng như HVN, ACV, VIB, MSR, SDI, QNS… còn giảm điểm nên sàn này khó tăng.

DVN tiếp tục giữ phong độ của “tân binh” với mức tăng trần lên 19.000 đồng/CP và khớp 2,729 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.

GEX bất ngờ quay đầu tăng giá 1,3% lên 23.600 đồng/CP và khớp 1,397 triệu đơn vị.

PXL và PFL cũng khớp hơn 1 triệu đơn vị, nhưng đều giảm điểm.