Ngân hàng - Bảo hiểm
Quý I/2022, ACB đạt 4.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
T.V - 07/04/2022 11:40
Trả lời cổ đông về lợi nhuận quý I/2022 tại ĐHĐCĐ sáng nay (7/4), ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết, lợi nhuận hợp nhất khoảng 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Quý I/2022 trích lập dự phòng 2.300 tỷ đồng

Cụ thể, tín dụng đến hết quý I/2022 tăng 5,2% so với đầu năm, huy động tăng 1,6%. Tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý I/2022.

Mảng dịch vụ và bảo hiểm đều tăng trưởng tốt. Thu nhập ngoài lãi đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, bancasurance dẫn đầu thị trường. Hiện tỷ lệ CASA của ngân hàng khoảng 24%, với lợi thế về ngân hàng số, mục tiêu cuối năm CASA khoảng 28 - 29% là khả thi.

Trong năm nay ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 16% (đầu năm Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu 10%), phí dịch vụ và banca cũng sẽ tăng trưởng tốt.

Tỷ lệ nợ xấu cải thiện hơn chỉ ở mức 0,74%, bao phủ nợ xấu khoảng 200%. Vừa qua, ACB có trích lập dự phòng khoảng 2.300 tỷ đồng do ảnh hưởng của Covid -19.

Đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt từ 27.000 tỷ đồng cơ cấu trong năm 2021, đến quý I/2022 chỉ còn 15.000 tỷ đồng, từ đó hy vọng mức hoàn nhập dự phòng sẽ tốt hơn trong năm nay.

Tuy nhiên, trong quý I/2022, tình hình nợ xấu cải thiện về còn 0.74%. Năm qua, tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhưng quý I/2022 đã cải thiện tốt, ACB tự tin đã cải thiện nợ xấu dưới 1%. Dự phóng cũng không xấu hơn mức trích lập dự phòng tăng thêm.

Theo ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB, nếu tình hình khả quan thì khoản này sẽ hoàn nhập và tạo ra một khoảng thu nhập bất thường cho ACB trong năm nay.

Đánh giá về quản trị rủi ro, ông Phát cho biết, ở mảng ngân hàng, từng ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau. Riêng với ACB, khẩu vị rủi ro phải đảm bảo tuân thủ cho toàn hàng, do đó sẽ không có ý kiến của một cá nhân nào, vì phải đảm bảo cho khẩu vị chung của cả ngân hàng.

Biên lãi ròng tăng trưởng tích cực

Danh mục kinh doanh của ACB khá là đặc thù, mảng cá nhân chiếm 63%, SME chiếm 31% trong tổng bán lẻ. Mảng bán lẻ chiếm 94% tổng cho vay, đây là tỷ trọng cao trong ngành. Riêng bất động sản, tỷ lệ cho vay ở mức thấp, chiếm 4.9%. Mảng khách hàng cá nhân của ACB có 1/3 là hỗ trợ khách hàng vay đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Theo ông Từ Tiến Phát, NIM tăng trưởng tốt, cải thiện, tăng 0,4% so với cuối năm 2020, ở mức 3.9%.

Đây là nỗ lực cải thiện của ACB, lãi suất cho vay trong năm 2021 giảm mạnh, đây là hoạt động hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, ACB đã cải thiện tỷ lệ CASA, thu hút được nguồn vốn giá rẻ, do đó đã giúp NIM cải thiện tốt.

Cũng theo ông Phát, tỷ lệ CASA (tỷ lệ huy động vốn không kỳ hạn) đến nay là 27%. Ngân hàng đã đầu tư để tăng trưởng CASA trong nhiều năm qua, triển khai nhiều sản phẩm miễn phí, hoàn tiền đến 2%.

ACB cũng đẩy mạnh phát triển ngân hàng số. Trong tháng 4/2022 này sẽ ra thêm sản phẩm mới về ngân hàng số để thu hút khách hàng.

Đồng thời, ACB cũng đã tích hợp hệ sinh thái số từ fintech, kỳ vọng CASA của ACB sẽ tăng trưởng cao hơn mức 27% lên khoảng 28-29% tới cuối năm nay.

Ngân hàng số là mảng trọng tâm của ACB. Xây dựng ngân hàng số dựa vào 4 trụ cột chính. Xây dựng thương hiệu, đội ngũ ngân hàng số, mô hình vận hành chuyên biệt (khép kín quy trình onboard khách hàng), tích hợp hệ sinh thái số bên ngoài.

"Mỗi năm ACB có đầu tư lớn về công nghệ thông tin, ngân hàng số khoảng 1.000 tỷ đồng. Do đó, vị thế về ngân hàng số của ACB sẽ có tăng trưởng vượt bậc thời gian tới", ông Phát.

Phát biểu tại đại hội cổ đông sáng nay, ông Phát cũng cho hay, chiến lược của ACB trong thời giian tới đang thực thi chiến lược 2019-2024.

ACB sẽ phát triển nhanh số lượng khách hàng, trọng tâm thứ 2 là phát triển ngân hàng số dựa vào 3 trụ cột (ngân hàng số, chuyển đổi quy trình công nghệ số, chuyển đổi dữ liệu và chuyển từ phân phối truyền thống sang phân phối tự động). Vừa qua, ACB đang tiến hành chuyển đến những khu công nghiệp.

ACB sẽ tiếp tục duy trì chính sách thu hút, giữ chân nhân tài từ bên ngoài, cũng như phát triển nhân tài từ bên trong. Và cuối cùng là áp dụng quy chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. 

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 trình tại đại hội, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 11% lên 588.187 tỷ đồng; Tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức hơn 15.000 tỷ đồng trước thuế. Kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 (thực hiện trong năm 2023), lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông kế hoạch chia tỷ lệ 25% trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Sáng ngày 07/04/2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSEACB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Thảo luận:

Danh mục tín dụng của ACB?

Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc: Danh mục khá là đặc thù, mảng cá nhân chiếm 63%, SME chiếm 31% trong tổng bán lẻ. Mảng bán lẻ chiếm 94% tổng cho vay, đây là tỷ trọng cao trong ngành. Riêng bất động sản, tỷ lệ cho vay ở mức thấp, chiếm 4.9%. Mảng KHCN của ACB có 1/3 là hỗ trợ khách hàng vay đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Tổng giám đốc đánh giá thế nào về quản trị rủi ro?

Ông Từ Tiến Phát: Ở mảng ngân hàng, từng ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau. Riêng với ACB, khẩu vị rủi ro phải đảm bảo tuân thủ cho toàn hàng, do đó sẽ không có ý kiến của một cá nhân nào, vì phải đảm bảo cho khẩu vị chung của cả ngân hàng.

Cổ tức, năm sau có lộ trình chia tiền mặt và cổ phiếu, liệu chia cổ tức tiền mặt thì các năm sau nữa thế nào?

Ông Từ Tiến Phát: Khi chia cổ tức có thể bằng tiền hoặc cổ phiếu, việc đưa ra định hướng chia cổ tức bằng tiền còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý cho phép. Định hướng năm sau còn tùy vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhu cầu tăng vốn, đảm bảo hoạt động an toàn vốn cho Ngân hàng và còn phải được sự cho phép của NHNN.

Tình hình kinh doanh của Chứng khoán ACBS?

Ông Từ Tiến Phát: Năm 2021, ACBS tăng trưởng lợi nhuận gấp 3 lần trong năm 2021. Đóng góp từ môi giới chứng khoán tăng 3.7 lần, tự doanh tăng 2.6 lần.

ACBS còn có lợi thế phát hành chứng quyền. Năm qua cũng đã được tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng. Kỳ vọng năm nay ACBS sẽ tiếp tục cải thiện về lợi nhuận.

NIM 2021 của ACB?

Ông Từ Tiến Phát: NIM tăng trưởng tốt, cải thiện, tăng 0.4% so với cuối năm 2020, ở mức 3.9%. Đây là nỗ lực cải thiện của ACB, lãi suất cho vay trong năm 2021 giảm mạnh, đây là hoạt động hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, ACB đã cải thiện tỷ lệ CASA, thu hút được nguồn vốn giá rẻ, do đó đã giúp NIM cải thiện tốt.

Tỷ lệ CASA trong năm 2022?

Ông Từ Tiến Phát: Tỷ lệ CASA đến nay là 27%. Ngân hàng đã đầu tư để tăng trưởng CASA trong nhiều năm qua, triển khai nhiều sản phẩm miễn phí, hoàn tiền đến 2%. ACB cũng đẩy mạnh phát triển ngân hàng số. Trong tháng 4 này sẽ ra thêm sản phẩm mới về ngân hàng số để thu hút khách hàng. Đồng thời, ACB cũng đã tích hợp hệ sinh thái số từ fintech, kỳ vọng CASA của ACB sẽ tăng trưởng cao hơn mức 27% lên khoảng 28-29% tới cuối năm nay.

Những năm trước ACB đầu tư nhiều về CNTT, việc triển khai ngân hàng số đến đâu, sắp tới phát triển thế nào? Hướng phát triển nào khác để tạo lợi thế cạnh tranh?

Ông Từ Tiến Phát: Ngân hàng số là mảng trọng tâm của ACB. Xây dựng ngân hàng số dựa vào 4 trụ cột chính. Xây dựng thương hiệu, đội ngũ ngân hàng số, mô hình vận hành chuyên biệt (khép kín quy trình onboard khách hàng), tích hợp hệ sinh thái số bên ngoài.

Mỗi năm ACB có đầu tư lớn về CNTT, ngân hàng số khoảng 1,000 tỷ đồng. Do đó, vị thế về ngân hàng số của ACB sẽ có tăng trưởng vượt bậc thời gian tới.

Triển vọng hoàn nhập trích lập dự phòng, vì dư nợ về Covid-19 đã trích lập 100%?

Ông Từ Tiến Phát: ACB đã trích lập 2,300 tỷ đồng theo thông tư 14, ACB đã trích đủ 100%. Đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt từ 27,000 tỷ cơ cấu trong 2021, đến quý 1 chỉ còn 15,000 tỷ, từ đó hy vọng mức hoàn nhập dự phòng sẽ tốt hơn trong năm nay.

Kế hoạch trích lập dự phòng trong năm 2022?

Ông Từ Tiến Phát: Quý 1 tình hình nợ xấu cải thiện về còn 0.4%. Năm qua tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng quý 1 đã cải thiện tốt, ACB tự tin đã cải thiện nợ xấu dưới 1%. Dự phóng cũng không xấu hơn mức trích lập dự phòng tăng thêm.

Con số sơ lược kết quả kinh doanh quý 1/2022?

Chủ tịch Trần Hùng Huy: Tín dụng tăng 5.2% so với đầu năm, huy động tăng 1.6%. Tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý 1. Lợi nhuận hợp nhất khoảng 4,200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi 1,300 tỷ đồng, trong đó có đóng góp Banca với doanh thu bán bảo hiểm 9,300 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cải thiện hơn, bao phủ nợ xấu khoảng 200%.

Trường hợp thị trường thuận lợi, ACB có kịch bản lạc quan hơn không?

Chủ tịch Trần Hùng Huy: Với kết quả quý 1, ACB tin tưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu năm nay. Ngoài tăng trưởng tín dụng đưa ra 10%, thì Ngân hàng cũng đưa ra mức phấn đấu 16%.

Vừa qua ACB có trích lập dự phòng khoảng 2,300 tỷ đồng, thoái lãi gần 600 tỷ đồng. Nếu tình hình kinh tế khả quan, ACB kỳ vọng đây sẽ là khoản thu nhập bất thường trong năm nay.

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của ACB được tổ chức sáng ngày 07/04/2022.

Tổng Giám đốc Từ Tiến phát chia sẻ trực tiếp tại Đại hội: “HĐQT bổ nhiệm tôi với vị trí TGĐ, chiến lược của ACB trong thời giian tới đang thực thi chiến lược 2019-2024. ACB sẽ phát triển nhanh số lượng khách hàng, trọng tâm thứ 2 là phát triển ngân hàng số dựa vào 3 trụ cột (ngân hàng số, chuyển đổi quy trình công nghệ số, chuyển đổi dữ liệu và chuyển từ phân phối truyền thống sang phân phối tự động). Vừa qua, ACB đang tiến hành chuyển đến những khu công nghiệp.

ACB sẽ tiếp tục duy trì chính sách thu hút, giữ chân nhân tài từ bên ngoài, cũng như phát triển nhân tài từ bên trong. Và cuối cùng là áp dụng quy chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. Tôi cam kết với quý vị cổ đông, trong thời gian tới làm sao để ACB có được những thành tựu tốt nhất

Tin liên quan
Tin khác