- TP.HCM đề xuất chi 886 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19
- Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa đạt... 1% dự kiến
- Hà Nội bắt đầu "giải ngân" hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- Dự kiến dành hơn 52.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Đại diện dự án "Giúp tôi!" giới thiệu về nền tảng với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia ngày 9/8 |
Nền tảng kết nối cộng đồng “Giúp tôi!” vừa chính thức ra mắt trên hai kho ứng dụng App Store (iOS) và Google Play (Android) và đang trong quá trình thử nghiệm, hoàn thiện để sẵn sàng cho ra mắt sản phẩm chính thức.
“Giúp tôi!” là một nền tảng kết nối cộng đồng hoàn toàn miễn phí với mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, được khởi xướng bởi liên minh 4 đơn vị gồm công ty STEAM for Việt Nam, công ty GotIt! Việt Nam, công ty Kompa Group, và công ty Filum - là những của thành viên thuộc Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Dự án cũng nhận được sự tham gia hỗ trợ từ phía Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - đơn vị khởi xướng thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác phát triển ứng dụng; kết nối các cơ quan của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp để huy động các nguồn lực cần thiết tham gia vào khai thác và sử dụng nền tảng ứng dụng; kết nối các thành viên Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam và các đối tác khác để cùng tham gia phát triển hoặc tài trợ cho Dự án.
“Giúp tôi!” sẽ kết nối để người dân có thể được các bác sĩ tư vấn giúp đỡ từ xa trong việc chăm sóc sức khỏe |
Ứng dụng đầu tiên trên nền tảng “Giúp tôi!” là kết nối bác sĩ để người dân có thể được các bác sĩ tư vấn giúp đỡ từ xa trong việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình.
Mỗi khi người dùng có yêu cầu tư vấn có thể gửi thẳng yêu cầu lên nền tảng Giúp tôi! từ điện thoại thông minh, hệ thống sẽ tìm một chuyên gia y tế phù hợp tức thì và kết nối với người dùng. Bác sĩ và người dùng có thể trao đổi với nhau qua chat hoặc cuộc gọi video để bác sĩ tư vấn cho người dùng.
Trong điều kiện như hiện nay, khi nhiều cơ sở y tế ở các điểm nóng đang phải quá tải để phục vụ các bệnh nhân Covid-19 nặng, nền tảng “Giúp tôi!” sẽ góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế bằng cách huy động mạng lưới chuyên gia y tế ở khắp mọi nơi để trợ giúp cho những bệnh nhân nhẹ hoặc các trường hợp tiếp xúc gần. Các y, bác sĩ luôn có thể tham gia chống dịch từ xa thông qua việc hỗ trợ các bệnh nhân nhẹ tại các điểm nóng.
Nhóm thực hiện dự án “Giúp tôi!” cũng có kế hoạch mở rộng tính năng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 những nhu cầu bên cạnh tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý như chia sẻ các mặt hàng thiết yếu hay các khó khăn khác do hậu quả của đại dịch.
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC bày tỏ, bên cạnh việc hỗ trợ để có thể phát triển nhanh trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tiếp cận hỗ trợ đa dạng của người dân, với cương vị là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thông qua dự án này cũng sẽ nắm bắt được khó khăn mà người dân đang gặp phải do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tham mưu xây dựng chính sách cho Đảng và Chính phủ nhằm hỗ trợ nhiều hơn, tốt hơn cho người dân.
Ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập GotIt!, đại diện dự án “Giúp tôi!” chia sẻ, sự hỗ trợ, đồng hành từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ giúp dự án “Giúp tôi!” tiếp cận được đông đảo người dùng, sớm trở thành một nền tảng quốc gia để có thể phục vụ được nhiều người và đúng mục đích hơn.
“Bên cạnh đó, sự tham gia hỗ trợ, đồng hành của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tạo ra sự tin tưởng, an tâm cho người dùng cũng như đội ngũ chuyên gia tham gia mạng lưới”, ông Hùng nói.
Hai bên cũng kỳ vọng thông qua mối quan hệ hợp tác này, dự án sẽ có thêm nhiều nguồn lực để có thể mở rộng và đặc biệt là kết nối với các cơ quan chính sách để cùng chung tay hưởng ứng tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và góp phần thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ.