Theo văn hóa phương Đông xưa, người tuổi Mùi là người có trí tuệ cao, hiền lành, chính trực và dễ cảm thông với khó khăn của người khác. Đa số họ có năng khiếu và làm những việc có tính sáng tạo.
Trong kinh doanh, người tuổi Mùi không quá chặt chẽ, dễ chấp nhận yêu cầu của người đang khó khăn. Họ có thể dùng trí thông minh khéo léo để bổ khuyết nhược điểm nhu nhược của mình, nên cũng có lúc chuyển sai lầm thành thắng lợi bằng phương pháp tâm lý uyển chuyển, chiến thuật mềm dẻo, làm cho đối tác phải thuận theo ý họ.
Trong quan hệ xã hội và quan hệ làm ăn, doanh nhân tuổi Mùi không thích sự thay đổi và xung đột, luôn né tránh những cuộc tranh luận, giữ quan hệ ôn hoà với mọi người. Người tuổi Mùi thành đạt phần lớn nghiêm khắc tuân theo một niềm tin nào đó. Dưới đây là những doanh nhân tuổi Mùi nổi tiếng thế giới:
1. Bill Gates - người giàu nhất thế giới
William Henry Gates III (sinh ngày 28/10/1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới và là người giàu nhất thế giới từ năm 1995 tới 2014.
Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Ông là tác giả của một loạt câu nói để đời: “Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó!”.
2. Steve Jobs - nhà tự cao tự đại của Thung lũng Silicon
Jobs tên đầy đủ là Steven Paul Jobs, sinh ngày 24/2/1955, là một doanh nhân vĩ đại tại thung lũng Silicon (Mỹ). Tên ông gắn liền với những sản phẩm làm cả thế giới phải kinh ngạc dưới thời điều hành Apple như iPhone, iPad, Macbook... Doanh nhân tuổi Mùi tài năng này đã mất năm 2011 vì ung thư tuyến tụy ở tuổi 56. Phần lớn tác phong quản lý của Jobs dựa trên tính khắt khe và đòi hỏi cao của bản thân ông. Tạp chí Fortune viết rằng, ông “được xem là nhà tự cao tự đại hàng đầu của Thung lũng Silicon”.
3. Rupert Murdoch - nhà đầu tư hàng đầu về truyền hình vệ tinh
Tỷ phú Rupert Murdoch sinh tại Melbourne, Australia ngày 11/3/1931, là người đã biến một tờ báo nhỏ ở thành phố quê hương mình thành một tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới - The News Corporation.
Bắt đầu sự nghiệp với báo giấy, tạp chí và những kênh truyền hình tại quê nhà Australia, Murdoch đã phát triển News Corp tới thị trường truyền thông Anh, Mỹ và châu Á. Những năm gần đây, ông trở thành nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình vệ tinh cũng như ngành công nghiệp điện ảnh, Internet và truyền thông. Trụ sở chính của News Corp được đặt ở New York, Mỹ.
4. Peter Thiel - nhà đầu tư đầu tiên của Facebook
Tỷ phú Mỹ Peter Thiel sinh năm 1967, là người sáng lập và đảm nhận chức vụ CEO của Paypal, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử với doanh thu năm 2012 đạt tới 5,6 tỷ USD. Ông sinh năm 1967, hiện là một tỷ phú giàu có với tài sản 2,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, ông Peter còn là một trong những nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tiên cho mạng xã hội Facebook. Ông đã công khai đồng tính với bạn bè thân thiết vào năm 2003 và cho rằng, điều đó không làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sự nghiệp của ông.
5. Philip Kotler - huyền thoại về marketing
Philip Kotler sinh ngày 27/5/1931, tại Chicago, Mỹ. Ông là giáo sư marketing nổi tiếng thế giới, “cha đẻ” của marketing hiện đại, được xem là huyền thoại duy nhất về marketing. Ông còn được coi là một trong 4 “nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” cùng với Peter Drucker, Fack Welch và Bill Gates (theo bình chọn của Financial Times). Ông là giáo sư của Trường đại học Northwestern (Mỹ); là chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing. Ông đã từng tư vấn cho nhiều chính phủ và các công ty nổi tiếng trên thế giới như IBM, General Electric, AT&T, Honeywell, Bank of America…
6. Soichiro Honda - tác giả của “chủ nghĩa Honda”
Dưới thời của Soichiro Honda, sinh năm 1907, Tập đoàn Honda đã trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới vào kỷ nguyên 60 của thế kỷ XX, với lợi nhuận sau thuế năm 2013 lên tới 367 tỷ yên (tương đương khoảng 3,44 tỷ USD). Tư tưởng của “chủ nghĩa Honda” cơ bản có “3 tôn trọng”: tôn trọng lý thuyết, tôn trọng thời gian, tôn trọng dân chủ. Nhờ 3 nguyên tắc quản lý này mà tài sản của Honda từ 1 triệu yên lúc lập nghiệp tăng lên 18 tỷ USD năm 1991. Soichiro Honda tại vị trên ghế Chủ tịch Honda trong suốt 25 năm, trước khi giao lại cho người đồng nghiệp Kawashima vào năm 1973. Ông qua đời năm 1991, thọ 85 tuổi.
7. Eric Schmidt - tiên phong trong cách mạng phần mềm
Là nhân vật tiên phong trong cuộc cách mạng phần mềm, Eric Schmidt sinh ngày 27/4/1955 đang điều hành Novell - một trong những hãng phần mềm quan trọng nhất ở Thung lũng Silicon. Năm 2001, ông đã trở thành giám đốc điều hành của Google.
8. Hồ Tiên - nữ hoàng ngành báo châu Á
Người đàn bà số một Hồng Kông thập niên 1970 là Hồ Tiên (sinh 1931) được mệnh danh là “nữ hoàng ngành báo châu Á”. Năm 1967, cơn bão tài chính trong cổ phiếu đã làm cho bà mất một nửa tài sản, năm 1971 - 1973 đầu tư vào bất động sản bị thua lỗ tới hơn 2 tỷ đô-la Hồng Kông. Thế nhưng, bà đã vùng dậy thành lập Công ty Báo nghiệp Tinh đảo năm 1972. Dưới sự điều hành của bà, Công ty làm ăn hưng thịnh. Năm 1987, bà mở rộng cơ nghiệp có tới 15% cổ phiếu trong mạng lưới của 3 đài phát thanh. Bà còn xây dựng ngành in ấn hiện đại, thu mua một công ty xuất bản, một công ty dược phẩm và một bệnh viện; đồng thời đặt chân vào ngành du lịch và ăn uống.
Những yếu tố làm nên thành đạt Làm việc chăm chỉ là tất cả, 87% người giàu cho rằng, chăm chỉ là yếu tố giúp họ thành đạt như bây giờ. Giáo dục: 78%. Báo cáo không phân biệt giáo dục truyền thống và phi truyền thống. Nhưng rõ ràng, người giàu đánh giá rất cao tầm quan trọng của yếu tố này khi luôn ưu tiên nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Chấp nhận rủi ro: 63%. Hơn một nửa người tham gia khảo sát cho rằng, chấp nhận rủi ro đóng góp lớn vào thành công của mình. Tất nhiên, liều lĩnh mù quáng và khôn ngoan là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đây là lúc kinh nghiệm và hiểu biết đóng vai trò quyết định. Tiết kiệm: 59%. Hơn một nửa những người được hỏi cho rằng, tiết kiệm là yếu tố quan trọng làm nên thành công. Tất nhiên, việc này không có nghĩa là giữ khư khư túi tiền. Bạn hoàn toàn có thể đầu tư cho khởi nghiệp để có lợi nhuận đáng kể, nhưng vung tiền vào những món đồ như Lamborghini thì thà tiết kiệm còn hơn. May mắn: 53% số người được hỏi cho rằng, việc có được thời cơ đúng lúc, đúng chỗ đã góp một phần vào thành công của họ. Nhưng hãy nhớ, bạn vẫn có thể tự tạo may mắn cho mình. Thay vì ngồi một chỗ và chờ đợi, hãy chăm chỉ tìm kiếm cơ hội, may mắn sẽ mỉm cười với bạn. Thừa kế: Chỉ khoảng 30% người được hỏi cho biết thừa kế đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ. Điều này cũng có nghĩa 70% còn lại đã tự gây dựng bằng chính thực lực của mình. Nguồn: Nghiên cứu của Tập đoàn Spectrem Các doanh nghiệp thành lập trong năm Mùi thành công lớn lCông ty Dầu mỏ Shell, thành lập năm 1907, do Công ty Vận chuyển và buôn bán Shell của Anh và Công ty Dầu mỏ Hoàng gia Hà Lan sáp nhập. Vào những năm 1920, Shell trở thành công ty dầu khí hàng đầu thế giới, sản xuất 11% lượng dầu thô của thế giới và sở hữu 10% trọng tải tàu chở dầu. Shell hiện có hơn 1 triệu cổ đông, người Anh chiếm đa số với khoảng 40%, người Hà Lan 20% và người Mỹ 15%. Tính quốc tế của Shell không chỉ thể hiện trong cơ cấu cổ đông mà còn trong Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Hiện Shell có 3 công ty hoạt động tại Việt Nam gồm: Shell Việt Nam, Shell Gas (LGP) Việt Nam và Shell Gas (LGP) Hải Phòng. lCông ty cổ phần Siemens (Đức) thành lập năm 1847, là hãng điện khí lớn nhất của CHLB Đức và châu Âu. Các trụ sở quốc tế của Siemens đóng ở Berlin và Mnchen. Công ty này có 6 lĩnh vực kinh doanh: tự động hóa và điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng. Ngày 28/11/2007, Siemens tổ chức lại thành 3 nhóm: công nghiệp, năng lượng, chăm sóc y tế với 15 phân ban. Trên khắp thế giới, Siemens có nhiều công ty con và sử dụng khoảng 480.000 nhân công ở 90 quốc gia và có doanh số toàn cầu đạt khoảng 100 tỷ USD/năm. |
Phương Đạt