TIN LIÊN QUAN | |
Nước bán được tiền, cho không vẫn ế | |
Tiêu thụ điện vẫn lãng phí | |
EVN lên kế hoạch tiêu hơn trăm nghìn tỷ đồng năm 2015 | |
EVN đề xuất tính phí môi trường vào giá điện |
Trên thực tế, câu chuyện năng suất và tối ưu hóa chi phí đã được EVN tập trung quyết liệt từ năm 2014, với chủ đề hành động được nhấn mạnh vào việc “tối ưu hóa chi phí và điện cho miền Nam”. Còn năm 2015, trọng tâm của EVN đặt nặng vào vấn đề “năng suất - hiệu quả”.
Năng suất - hiệu quả đang là bài toán cho ngành điện trong năm 2015. Ảnh: Đức Thanh |
Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐTV EVN, năm 2015, EVN tập trung nâng cao năng suất lao động và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong toàn Tập đoàn. “Mục tiêu được đặt ra là, đến năm 2020, EVN sẽ đuổi kịp năng suất lao động và đạt hiệu quả tương đương với Công ty Điện lực nhà nước của Malaysia tại thời điểm đó”, ông Vượng nói.
Để thực hiện mục tiêu trên, EVN đang tổ chức xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và tăng năng suất lao động giai đoạn 2016 - 2020 và đã thành lập 7 tiểu ban để triển khai đề án này. Theo kế hoạch, quý III/2015, EVN sẽ hoàn tất Đề án để trình lên Bộ Công thương và Chính phủ.
Trước đó, hồi tháng 10/2015, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Công thương, EVN cũng đã cho biết, năng suất lao động tại EVN hiện chỉ bằng 1/10 so với Singapore, bằng 3/4 so với Malaysia và chưa bằng 1/2 của Thái Lan. Tổng công ty Điện lực TP.HCM - đơn vị có năng suất lao động cao nhất EVN hiện đạt 2,4 triệu kWh/người lao động. Trong khi đó, tại Malaysia, con số này là 2,9 triệu kWh/người lao động, tại Tập đoàn Tepco (Nhật Bản) là 7,5 triệu kWh/người lao động.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, vấn đề về độ tin cậy cung cấp điện đã được EVN đặc biệt quan tâm. Năm 2014, tính chung toàn EVN, Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI) là 3.134 phút, giảm 23% so với năm 2013. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của hệ thống (SAIFI) là 18,1 lần/khách hàng, giảm 25%; Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (MAIFI) là 2,63 lần/khách hàng, giảm 26%. Trong đó, Tổng công ty Điện lực TP.HCM thực hiện tốt nhất với chỉ số SAIDI (1.300 phút), tiếp đó là Tổng công ty Điện lực Hà Nội (2.027 phút). Còn cao nhất là Tổng công ty Điện lực miền Trung, với SAIDI là 4.212 phút.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho hay, đơn vị đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào quản lý chất lượng thiết bị, quản lý công trình để giảm sự cố. Trong năm 2014, Hà Nội đã triển khai 2 trạm không người trực và trong năm 2015 sẽ đưa thêm 5 trạm không người trực vào hoạt động, trong đó riêng quý I/2015 là 3 trạm.
Trong công tác ghi chỉ số, thu tiền điện, EVN Hà Nội đang tiếp tục đưa ra những giải pháp về công nghệ để kiểm soát, như thay công tơ điện tử và thu tiền điện qua ngân hàng nhằm nâng cao năng suất lao động. Dẫu vậy, ông Tuấn cũng cho hay: “Năm 2014, chuyển biến quan trọng nhất là việc thay đổi được nhận thức cho cán bộ, công nhân viên của đơn vị”. Đây cũng là một trong những nhân tố không kém phần quan trọng giúp tăng năng suất, bởi với không ít nhân viên ngành điện, tâm lý độc quyền vẫn hiển hiện, thay vì phải tư duy về trách nhiệm cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới cộng đồng.
Để các đơn vị có thêm động lực nâng cao năng suất lao động, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2015 đã cho biết, đơn vị nào đạt vượt các chỉ tiêu vượt kế hoạch được giao đầu năm thì doanh thu vượt đó sẽ để lại cho đơn vị.
“SAIDI của Hà Nội là 2.037 phút, nhưng trong đó, mất điện do sự cố chỉ là 250 phút, còn lại hơn 1.800 phút là do thao tác trên lưới. Một ngày (tương đương 1.440 phút) của EVN Hà Nội có doanh thu 60 tỷ đồng, vì thế, nếu làm tốt thao tác, giảm thời gian mất điện, thì tuy phải khấu hao, trả tiền lương, nhưng lại có thêm doanh thu”, ông Thanh nói và cho rằng, dù các đơn vị có phải đầu tư thêm một số giải pháp kỹ thuật để giảm thời gian thao tác khắc phục sự cố mất điện, nhưng xét về tổng thể thì vẫn có lợi, bởi đơn vị đã tăng được năng lực kinh doanh trong dài hạn cũng như có thêm lợi nhuận.
Công bố EVN lãi gần 5.000 tỷ đồng () Theo công bố của Bộ Công thương tại cuộc họp báo liên quan đến giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi 4.938,44 tỷ đồng. |
Trao giải Cuộc thi ảnh “EVN - 60 năm thắp sáng niềm tin” () Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất để trao: 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng , 5 giải khuyến khích và 125 tác phẩm dự treo triển lãm từ ngày 8/12/2014 đến hết ngày 10/02/2015. |
Thanh Hương