Thống đốc NHNN đã chấp thuận nguyên tắc về việc Techcombank mua lại VCFC vào ngày 18/12/2014 |
Đây là thương vụ tiếp theo trong hoạt động mua lại các công ty tài chính của hệ thống ngân hàng. Trước thương vụ này, HDBank đã mua lại Công ty tài chính Việt (SGVF), VPBank mua Công ty tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam, SHB sáp nhập Công ty tài chính Vinaconex-Viettel, Maritime Bank mua lại Công ty Tài chính Dệt may.
Với thương vụ mua lại Công ty tài chính Hóa chất (VCFC), Techcombank đã hoàn tất chuyển nhượng 53.922.500 cổ phiếu, tương ứng với 89,87% vốn điều lệ của VCFC, nâng tỷ lệ sở hữu của Techcombank tại VCFC lên 99,87%.
Đây là động thái thực hiện đề án mua lại VCFC đã được HĐQT hai bên thông qua trước đó và được Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên tắc vào ngày 18/12/2014.
Động thái mua lại, sáp nhập các công ty tài chính của ngân hàng thuwong mại được xem là bước chuẩn bị cho Thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính với cá nhân dưới các hình thức như cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng của NHNN. Theo dự thảo Thông tư ban hành ngày 18/9/2014, ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng phải thành lập công ty tài chính.
M&A - đấu trường sinh tử () Mua bán, sáp nhập (M&A) là hoạt động tăng cường sự thịnh vượng lâu dài cho tất cả các bên liên quan, vì vậy, các thương vụ M&A không nên triệt tiêu nhau để thu lợi trước mắt. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng trên thực tế. |
Ráo riết M&A để thoát án sở hữu chéo () Nhiều ngân hàng đang rậm rịch mua bán để thoát “án” sở hữu chéo trước thềm quy định mới của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2015. |
"Cơn bão M&A" ngân hàng sắp nổi Ngoài 9 NHTM cổ phần yếu kém được xác định từ năm 2012 và đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại, chuẩn bị trình Chính phủ phương án tái cơ cấu ngân hàng còn lại, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang tích cực chỉ đạo một số ngân hàng triển khai việc mua lại tổ chức tín dụng khác. |
Đặng Khôi