- Vốn ngoại nhắm thị trường fintech béo bở
- Ông lớn Alipay, Samsung Pay nhập cuộc, thị trường Fintech Việt có dậy sóng?
- Fintech dẫn dắt vốn đầu tư vào start-up
- Fintech và cuộc cách mạng cho ngành dịch vụ tài chính số tại Việt Nam
- “Kỳ lân” edtech Ấn Độ đặt cược vào thị trường Việt Nam
- One Mount Group hứa hẹn tạo ra nhiều start-up kỳ lân
Singapore hiện là thị trường lớn nhất cho fintech tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Suhaimi Abdullah/Getty Images |
Các công ty công nghệ tài chính trên toàn cầu năm qua đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn về tài chính khi lạm phát và lãi suất tăng cao khiến các nhà đầu tư rút lui khỏi lĩnh vực này.
Phần lớn ngành công nghiệp đã phải vật lộn để huy động vốn trong khi định giá bị cắt giảm. Nhà cung cấp Thụy Điển “mua ngay, trả sau” - Klarna là một trường hợp điển hình.
Định giá của Tập đoàn đã bị cắt giảm xuống còn 6,7 tỷ USD trong vòng cấp vốn năm 2022, giảm 85% so với 46 tỷ USD của năm trước. Theo Công ty phân tích CB Insights, nhìn chung đầu tư toàn cầu vào fintech đã giảm một nửa xuống còn 75,2 tỷ USD.
Nhưng fintech châu Á lại là một câu chuyện khác khi đầu tư đạt mức cao kỷ lục 50,5 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi tâm lý các nhà đầu tư còn tỏ ra e ngại sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon thì triển vọng cho fintech - ít nhất là ở châu Á - Thái Bình Dương, vẫn rất sáng sủa.
Các nhà phân tích kỳ vọng các doanh nghiệp công nghệ tài chính (từ dịch vụ thanh toán đến bitcoin) sẽ tăng mạnh trên khắp châu Á khi thu nhập tăng lên và việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi hơn.
Theo HSBC, tổng tài sản tài chính của châu Á (từ tiền gửi ngân hàng đến đầu tư) đã tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 2006, lên mức 140.000 tỷ USD. Tuy nhiên, theo công ty tư vấn Bain, hiện có khoảng 70% dân số khu vực Đông Nam Á không được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.
Tzu-Chung Liang, chiến lược gia dịch vụ tài chính tại Đông Nam Á và lãnh đạo giao dịch tại Công ty tư vấn EY cho rằng, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới tài chính ở châu Á khi khu vực này có tệp khách hàng dồi dào và nguồn lao động trẻ nhất thế giới.
Singapore
Trên toàn khu vực, Singapore là một trong những thị trường nổi bật nhất của fintech. Theo số liệu của ngân hàng cho vay thương mại United Overseas Bank (UOB), các giao dịch ở quốc gia này đã thu hút phần lớn vốn đầu tư trong ngành (khoảng 1,8 tỷ USD) ở Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm ngoái.
MAS - Cơ quan Quản lý Tiền tệ của Singapore, được coi là một động lực tăng trưởng quan trọng của thị trường fintech nước này thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ trong ngành tài chính.
Indonesia
Theo UOB, Indonesia chiếm 1/4 số giao dịch ở Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm ngoái với số tiền tài trợ lên tới 1,4 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế bền vững của đất nước với nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và xuất khẩu hàng hóa cao là những điểm thu hút vốn đầu tư của Indonesia.
Indonesia là quê hương của một số “kỳ lân” fintech như cổng thanh toán doanh nghiệp Xendit, nhà cung cấp dịch vụ Gojek và nền tảng thanh toán kỹ thuật số Ovo.
Ấn Độ
Saurabh Tripathi, lãnh đạo toàn cầu về fintech và thanh toán tại công ty tư vấn Boston Consulting Group cho rằng: Thanh toán kỹ thuật số “là câu chuyện tăng trưởng toàn cầu ấn tượng nhất” của Ấn Độ. Với 7.460 công ty, Ấn Độ hiện có số lượng công ty fintech lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc
Mặc dù chưa có những số liệu chi tiết nhưng rõ ràng, Trung Quốc vẫn đang là một trong những “ông lớn” thống trị fintech tại khu vực châu Á.
Quốc gia này đã tạo ra các siêu ứng dụng trong khu vực, chẳng hạn như Alipay - từ gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và WeChat - từ Tencent Holdings, công ty có giá trị nhất Trung Quốc theo giá trị thị trường.
Không chỉ nhắm vào thị trường nội địa, các nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang hướng tới các thị trường tiêu dùng lớn hơn như Indonesia, Việt Nam và Malaysia.
Bất chấp những lo ngại về sự sụp đổ gần đây của SVB cũng như lạm phát tăng cao, nhiều chuyên gia tài chính vẫn cho rằng Fintech vẫn là một trong những phân khúc được ưa chuộng và linh hoạt nhất ở châu Á.