Tài chính - Chứng khoán
Thông tư 36 tác động ra sao đến TTCK?
CTCK IVS - 24/11/2014 09:12
Trước khi Thông tư 36/2014/TT-NHNN được ban hành, trên thị trường đã râm ran tin đồn về nội dung của thông tư này.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nới vay CK, BĐS, siết sở hữu chéo ngân hàng
Cơ hội từ xu hướng lớn của TTCK
Giảm được lãi vay VCG tăng lãi ròng
PVX bất ngờ báo lãi hơn 160 tỷ đồng
Lý giải việc DN 'đổ bệnh' trước thời điểm IPO

Tuy nhiên, NĐT chủ yếu quan tâm đến mức sửa đổi tỷ lệ cho vay từ 20% xuống còn 5% là theo cái gì: vốn điều lệ, vốn tự có hay tổng dư nợ? Và có lẽ theo tính toán của NĐT thì yếu tố này hoàn toàn không có ảnh hưởng đáng kể, nên thị trường đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 20/11.

Tuy nhiên, Thông tư 36 được ban hành đã có một số điểm mới mà NĐT không lường tới. Thị trường sụt giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần cho thấy rủi ro mà thị trường có thể tạo ra trong thời gian tới. Mức giảm này, về mặt kỹ thuật, đã đẩy chỉ số VN-Index quay lại đường hỗ trợ MA200, nhưng khả năng giữ được đang là câu hỏi.

Thông tư 36 trước khi được ban hành đã được lấy ý kiến và có thời gian chuẩn bị khá lâu. Do đó, chắc chắn đã có những dự báo và tính toán sao cho hợp lý nhất cũng như giảm khả năng ảnh hưởng tới TTCK. Tuy nhiên, xét trên phương diện TTCK thì thông tư này có một số điểm có thể có tác động mạnh.

Thứ nhất, đó là quy định về việc các tổ chức tín dụng chỉ được cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu nếu có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%. Theo thống kê sơ bộ thì số lượng ngân hàng có tỷ lệ này không nhiều và câu hỏi đặt ra là liệu sau BCTC năm 2014 thì số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 3% có tăng lên hay không? Câu trả lời thật khó, bởi hiện nay, vấn đề nợ xấu vẫn đang khá lùng nhùng và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đang khá cao. Ngay cả việc xử lý nợ xấu vẫn chưa hoàn thiện thì cơ sở để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp hơn trong thời gian ngắn trở nên không chắc chắn. Và với thời hạn áp dụng là 1/2/2015, tức là chỉ còn hơn 2 tháng nữa, con số này sẽ phải sử dụng theo BCTC nào, năm 2014 thì chưa thể kịp mà theo BCTC quý III/2014 thì hẳn nhiên sẽ có tác động.

Thứ hai, khoản 4 Điều 14 của Thông tư quy định về việc ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết để những công ty này: (1) đầu tư kinh doanh cổ phiếu; (2) cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Từ đây sẽ xuất hiện thêm 2 vấn đề đáng lưu tâm: (1) dòng vốn từ các ngân hàng chảy qua các công ty chứng khoán trực thuộc hiện nay khá lớn, nên ắt hẳn sẽ tác động mạnh tới thị trường. Những công ty chứng khoán trực thuộc khối ngân hàng rất nhiều và có tổng vốn điều lệ lớn nên vẫn đang duy trì lượng vốn lớn, cho dù vẫn bị quản lý chặt bởi Quyết định số 637/QĐ-UBCK, rằng việc cấp cho vay không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán; (2) quy định này liệu có gây ra mâu thuẫn với những công ty khác không có ngân hàng chống lưng như SSI – HSC – KimEng... hay không? Các CTCK này vẫn có thể vay vốn ngân hàng để thực hiện cho vay margin, nhưng với những CTCK như BSC, SHS, VCBS, MSBS... bỗng dưng muốn đi vay lại phải qua một ngân hàng khác. Và liệu rằng, các khoản vay kiểu này có chạy theo đường vòng mà đầu mối vẫn là từ ngân hàng mẹ và liệu điều đó có khiến cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có tính tác động. Nên chăng, các CTCK này vẫn được cấp vốn và tỷ lệ theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK.

Nhưng có một thực tế rằng, các ngân hàng hiện không còn mạo hiểm với tín dụng cho đầu tư cổ phiếu như trước đây. Thời gian qua, các ngân hàng đã co hẹp rất mạnh mảng này và vì thế, dòng vốn (nếu có) từ ngân hàng chủ yếu sẽ chỉ là khoản ngắn hạn. Có thể sẽ có sự xáo động trong thời gian tới và điều này sẽ gây ảnh hưởng nhất định lên thị trường.

Nguy cơ của đợt phục hồi thất bại

() Thị trường chứng khoán tuần qua tiếp tục đi xuống khi lực bán tăng mạnh, khối ngoại tiếp tục bán ròng và đặc biệt là ảnh hưởng của Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước.

Tin liên quan
Tin khác