Cụ thể, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tháng 10 ước đạt 1399 nghìn tỷ đồng (trong đó, vốn huy động từ 12 tháng trở lên chiếm 30,5%), tăng 2% so tháng trước và tăng 17,5% so tháng 12 năm trước.
Trong đó, tiền gửi chiếm 94,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 1,9% so với tháng trước và 15,9% so tháng 12 năm trước (tiền gửi tiết kiệm tăng 2,2% và tăng 13,2%; tiền gửi thanh toán tăng 1,7% và 17,9%); phát hành giấy tờ có giá tăng 4,2% và tăng 51,1%. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam chiếm 74,2%.
Về vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước đạt 2.141 tỷ đồng, tăng 3,4% so tháng trước và bằng 99,4% so cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách đạt 18.262 tỷ đồng, bằng 95,7% so cùng kỳ năm trước và đạt 90,6% kế hoạch năm.
Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ trên địa bàn Thành phố tháng 10 ước đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và 15% so tháng 12. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 3,3% và 9,3%; dư nợ trung và dài hạn giảm 1,3% so tháng trước và tăng 24,9% so tháng 12 năm trước.
Tuy nhiên, theo báo cáo tháng 9 của Cục Thống kê Hà Nội công bố cách đây 1 tháng, tổng dư nợ cho vay tháng 9/2015 đạt 1.195,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so cuối tháng trước và tăng 18,3% so với cuối năm 2014.
Như vậy xét về con số tuyệt đối, dư nợ đến cuối tháng 9 cao hơn so với cuối tháng 10. Theo tính toán của người viết, tốc độ tăng trưởng tín dụng tháng 10 trên địa bàn Hà Nội Như vậy đã giảm 2,83% so với tháng 9 chứ không phải tăng 1,4% như báo cáo.