Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú |
Thông tin cập nhật từ NHNN cho thấy, đến ngày 4/10/2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với cuối năm 2018. Dư nợ cho vay riêng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chiếm 33,1% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Thời gian qua, NHNN theo đuổi chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định vĩ mô, kiểm soat lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Về lãi suất, NHNN điều hành chính sách lãi suất ổn định, theo xu hướng giảm dần khi điều kiện vĩ mô và các chỉ số cho phép. Ngày 16/9 vừa qua, NHNN đã giảm lãi suất điều hành 0,25%, điều này tạo hiệu ứng để các ngân hàng thương mại có động thải giảm lãi suất cho DN. Thời gian tới, định hướng của NHNN là tiếp tục duy trì ổn định lãi suất và giảm lãi suất điều kiện cho phép để hỗ trợ DN.
Về chính sách tín dụng, NHNN định huonwgs các ngân hàng tiếp tục tập trung cho các lĩnh vực trọng tâm, các lĩnh vực ưu tiên và các dự án trọng điểm quốc gia (trong đó có cả dành vốn cho các dự án như BOT). Tuy vậy, Phó thống đốc cũng cho hay, hện nay phần lớn các ngân hàng đang sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (có thời điểm tới 50%). Điều đáng mừng là thị trường vốn, đặc biệt thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển. Do đó, thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ giảm dần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (nay khoảng 40%) để hạn chế rủi ro kỳ hạn.
Đây là lần thứ 5 NHNN tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Thông qua các hội nghị này, NHNN cam kết lắng nghe khó khăn, vướng mắc của DN để kịp thời tháo gỡ, khơi thông tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Về cho vay DN nhỏ và vừa, NHNN khẳng định, đây là một trong lĩnh vực ưu tiên, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực này thấp hơn từ 1% - 1,5%/năm so với các lĩnh vực thông thường khác.
Đặc biệt, để đồng vốn lan toả rộng hơn, đi sâu vào nền kinh tế, song song với các chương trình tín dụng thương mại, NHNN chỉ đạo các TCTD triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn trong một số ngành/lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao… Đồng thời yêu cầu các TCTD đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, góp phần gia tăng tiện ích và tạo thuận lợi cho khách hàng doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, để các ngân hàng chủ động, mạnh dạn cho vay hơn, NHNN đã hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD theo hướng tăng cường thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm của TCTD trong việc cho vay đối với doanh nghiệp, người dân theo quy định của Luật Các TCTD.
Ngoài ra, NHNN phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DNNVV, tích cực triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV; phối hợp chính quyền địa phương nhận diện những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp tháo gỡ
Với những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, tính đến ngày 4/10/2019 dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với cuối năm 2018.