Thành quả 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Từ ngày 1/8/2008, Hà Nội có 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 100% trạm y tế có bác sĩ công tác tại trạm, trong đó có 86,3% trạm y tế có bác sĩ biên chế tại trạm, các trạm chưa có bác sĩ biên chế tại trạm thì có bác sĩ tăng cường từ trung tâm y tế, bệnh viện huyện.
Đáng chú ý, 516 trong tổng số 579 trạm y tế, thị trấn; hai nhà hộ sinh; 54 phòng khám đa khoa thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân.
Ảnh minh hoạ. |
Nhờ có hệ thống y tế bao phủ rộng khắp đã phát huy vai trò trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân cũng như trong phòng chống dịch bệnh; góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Đối với công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn được triển khai thực hiện tại hai khối cơ sở y tế, gồm công lập và ngoài công lập với tổng số nhân lực là hơn 51 nghìn người.
Cụ thể, khối công lập hiện có 41 bệnh viện, gồm 29 bệnh viện tuyến thành phố và 13 bệnh viện tuyến huyện. Khối y tế ngoài công lập, gồm 3.953 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 42 bệnh viện với 160 phòng khám đa khoa; 804 cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền và 2.949 phòng khám chuyên khoa.
Hiện tổng số giường bệnh của Hà Nội đạt 22.796 giường, tương ứng với tỷ lệ 27,5 giường bệnh/vạn dân. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 30 đến 35 giường bệnh/vạn dân.
Trong những năm qua, nhiều kỹ thuật cao đã được các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô triển khai điều trị cho người bệnh như: Kỹ thuật ECMO, gây tê vùng dưới kích thích của máy dò thần kinh, phẫu thuật Laser không chạm-Smart Surf; phẫu thuật tim ít xâm lấn nội soi toàn bộ; phẫu thuật can thiệp bào thai; ghép thận, hướng tới kỹ thuật ghép gan...
Trong khi đó, hiện các bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được phẫu thuật nội soi trong ngoại khoa, sản khoa để dần trở thành hoạt động thường quy...
Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố thực hiện được kết nối dữ liệu khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua giám định điện tử, bảo đảm công khai minh bạch, người tham gia bảo hiểm y tế được bảo đảm quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh;
Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám, chữa bệnh; giảm thời gian chờ đợi khám bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh.
Không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân, thời gian qua ngành y tế Thủ đô còn triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số, nâng cao chất lượng dân số. Ước Tính đến tháng 6/2023, dân số toàn thành phố khoảng 8,6 triệu người.
Các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số tiếp tục tăng lên như: Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 78,2%;
Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 88,5%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 87%; tỷ lệ cặp nam nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 48%; tỷ số giới tính khi sinh duy trì ở mức 112 trẻ trai/100 trẻ gái...
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, dân số Thủ đô sau khi mở rộng tăng nhanh, dẫn đến cần phải tăng số lượng giường bệnh, số lượng bác sĩ, điều dưỡng…
Tuy nhiên, việc thu hút nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ vào làm việc tại khối y tế tuyến huyện, xã còn không ít khó khăn.
Trong khi đó, một số trạm y tế chưa được ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với bảo hiểm xã hội do thiếu bác sĩ phụ trách chuyên môn, kỹ thuật;
Chưa có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động của các bác sĩ gia đình, quy định chuyển tuyến theo nguyên lý y học gia đình, giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của một số trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế xuống cấp; trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch, khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn...
Mặt khác, ngành Y tế từng bước nâng cao chất lượng, hiện đại hóa hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện bảo đảm kịp thời, hiệu quả;
Rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết tại các cơ sở y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế; triển khai hệ thống Telemedicene giữa các đơn vị trong ngành và từng bước xây dựng hệ thống y tế thông minh tại các tuyến...
Lợi ích của đề án bệnh viện vệ tinh 1816
Tỷ lệ chuyển tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai đã giảm 30% khi bệnh viện triển khai Đề án 1816, chuyển giao hàng chục nghìn kỹ thuật cho tuyến dưới.
Theo PGS-TS.Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, trải qua 15 năm triển khai Đề án 1816, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển giao 12.000 kỹ thuật cao, giúp cho hệ thống y tế nói chung, đặc biệt hệ thống y tế khu vực phía bắc có sự chuyển mình.
Khoảng 1.000 cơ sở y tế, gần 300.000 học viên thụ hưởng đề án, triển khai các kỹ thuật chuyên sâu tại địa phương. Điều này giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai lên tới 30%.
Theo PGS-TS. Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, trải qua 15 năm triển khai Đề án 1816, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển giao 12.000 kỹ thuật cao, giúp cho hệ thống y tế nói chung, đặc biệt hệ thống y tế khu vực phía bắc có sự chuyển mình.
Khoảng 1.000 cơ sở y tế, gần 300.000 học viên thụ hưởng đề án, triển khai các kỹ thuật chuyên sâu tại địa phương. Điều này giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai lên tới 30%.
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai mong muốn các học viên sau khi được chuyển giao kỹ thuật, sẽ triển khai tốt những kỹ thuật cao này tại địa phương.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh Lào Cai được thụ hưởng các gói đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai qua Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh.
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đào tạo chất lượng và là một trong những nơi đào tạo chính về nhân lực y tế cho tỉnh Lào Cai.
Trong năm 2023, kế hoạch tỉnh đặt ra dự kiến sẽ có 3 lớp đào tạo ngắn hạn từ 1-6 tháng tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai và 2 lớp đào tạo tại Lào Cai.
“Tỉnh chúng tôi rất quan tâm đến đào tạo chất lượng nhân lực y tế, để giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa này", bác sĩ Bích Vân bày tỏ.
Về phía Bộ Y tế, TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đánh giá, Bệnh viện Bạch Mai triển khai rất hiệu quả Đề án 1816 trong 15 năm qua và có vai trò rất lớn trong hỗ trợ cho các cơ sở y tế ở các tỉnh phía bắc triển khai được nhiều kỹ thuật mới.
Hiện tại, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai xây dựng định mức dịch vụ kinh tế kỹ thuật để tiến tới tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng xong hơn 3.000 danh mục định mức kinh tế kỹ thuật, gửi Bộ Y tế để Bộ thành lập hội đồng cấp bộ nghiệm thu quy trình.