Tăng áp lực phổi có thể dẫn đến suy tim, tử vong
Áp lực trong động mạch phổi tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phổi. Tình trạng này kéo dài khiến cơ tim thất phải dày, giãn và co bóp yếu dần.
Bác sĩ Thủy lý giải, tăng áp phổi được chia thành 5 nhóm, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh: Tăng áp động mạch phổi (PAH, nhóm 1), tăng áp phổi do bệnh tim bên trái (nhóm 2), tăng áp phổi do bệnh phổi hoặc thiếu oxy (nhóm 3), tăng áp phổi do huyết khối tắc nghẽn mãn tính trong phổi (CTEPH, nhóm 4), tăng áp phổi do rối loạn khác (nhóm 5).
Ảnh minh họa. |
Tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị tăng áp phổi và các ước tính hiện tại cho thấy tỷ lệ bệnh PH chiếm khoảng 1% trong dân số toàn cầu, trong đó bệnh tim trái là nguyên nhân hàng đầu, tiếp theo là bệnh phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo bác sĩ Phúc, nếu không điều trị, tiên lượng bệnh nhân tăng áp phổi nhóm 1 rất kém. Dữ liệu từ nguyên cứu sổ bộ đánh giá quản lý PAH sớm và dài hạn tại Hoa Kỳ báo cáo rằng, tính từ thời điểm phát hiện bệnh, bệnh nhân mắc PAH nhóm 1 có tỷ lệ sống sau một năm là 85%, sau ba năm là 68%, sau 5 năm là 57% và tỷ lệ sống sau 7 năm là 49%.
Tuy nhiên, tuổi thọ đã được cải thiện trong những năm gần đây do có các phương tiện chẩn đoán mới để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cũng như áp dụng những phương pháp điều trị mới.
Tăng áp phổi nguyên phát thường diễn tiến theo thời gian, nếu không được điều trị có thể dẫn đến suy tim, tử vong. Do vậy, việc bắt đầu chữa trị ngay sau khi chẩn đoán rất quan trọng nhằm cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống.
Hà Nội tăng cường hoạt động bắt chó thả rông đề phòng bệnh dại
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường hoạt động bắt chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị, đồng thời áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, tiêm phòng vắc-xin dại.
Giao Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn cần xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dại trên người theo quy định…
Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
Cùng với đó, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống y tế dự phòng các cấp về kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh dại trên người.
Với cơ sở y tế, các điểm tiêm vắc-xin phòng dại trên địa bàn thì thực hiện và báo cáo thông tin bệnh dại theo quy định và giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm tăng cường tuyên truyền.
Các quận, huyện, thị xã thực hiện phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn theo đúng quy định. Chỉ đạo thành lập, tăng cường hoạt động có hiệu quả của các đội bắt chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị.
Hơn nữa thực hiện tốt việc quản lý chó nuôi, thống kê chính xác đàn chó, mèo nuôi; cập nhật thông tin và lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn; tuyên truyền quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định.
Việc tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, tiêm phòng vaccine dại được quy định tại Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y cũng được UBND TP.Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm túc; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh dại và quản lý chó, mèo nuôi.