Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam và Công ty Roche Pharma Việt Nam tổ chức sơ kết ba năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020-2025”.
Tầm soát là biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm và điều trị ung thư. |
Dự án được triển khai tại các bệnh viện: K, Bạch Mai, Ung bướu Hà Nội, Ung bướu TP.HCM, Chợ Rẫy, Viện Ung thư quốc gia và Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng.
PGS-TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, đây là đề án đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho bệnh ung thư vú với quy mô và số lượng đối tác lớn.
Đề án đã đạt được nhiều kết quả ở cả bốn mục tiêu chính nhờ tinh thần hợp tác, nỗ lực tất cả vì người bệnh của đội ngũ y bác sĩ và các đối tác tham gia.
Với những hoạt động có trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong ba năm vừa qua, đề án đã tạo ra rất nhiều tác động tích cực, giúp nâng cao nhận thức cho hàng triệu người dân Việt Nam.
Sau ba năm thực hiện đề án, các hoạt động nằm trong đề án vẫn luôn diễn ra liên tục thông qua hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Hàng trăm y bác sĩ đã được tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao chuyên môn cho điều trị đa mô thức cho bệnh lý ung thư vú và tăng cường năng lực nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện…
Bên cạnh đó, nhằm tăng tỷ lệ tiếp cận của bệnh nhân ung thư vú có HER2 dương tính với các liệu pháp điều trị tiên tiến, Hội Khoa học kinh tế y tế Việt Nam cùng với chuyên gia của đã hoàn thành 11 nghiên cứu về kinh tế y tế, bao gồm các nghiên cứu tổng quan về chính sách chi trả cho tầm soát và điều trị ung thư vú ở các nước, nghiên cứu đánh giá chi phí hiệu quả và tác động ngân sách của một số thuốc điều trị ung thư vú.
Cũng từ các nghiên cứu này, Tổng hội Y học Việt Nam và Quỹ Ngày mai tươi sáng cũng đã đề xuất Bộ Y tế nghiên cứu phương án chi trả bảo hiểm y tế cho sàng lọc ung thư vú cho những người có nguy cơ cao, cũng như chi trả bảo hiểm y tế cho một số thuốc điều trị ung thư vú để giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh.
Theo một số nghiên cứu cho thấy những năm trước đây, khi nhận thức của cộng đồng về bệnh ung thư vú còn hạn chế, chỉ 30% người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, với những nỗ lực của các đơn vị liên quan đến năm 2023, số liệu của Bệnh viện K cho thấy tỷ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm đã tăng lên hơn 75%…
Tưởng cúm siêu vi hóa ra viêm đa dây thần kinh
Một tuần điều trị cúm siêu vi, anh N.V.Th, 46 tuổi, ngày càng khó thở, hai chân rệu rã, tê yếu, run, bác sĩ khám phát hiện viêm đa dây thần kinh.
Anh Th., ở Bình Dương kể vốn có sức khỏe tốt, thường xuyên tham gia chạy bộ và đạp xe cự ly dài. Tự nhiên xuất hiện triệu chứng như cúm, run tay chân, đau các cơ đến mức không đi lại được, làm anh hoang mang.
Ban đầu, anh Th. thấy trong người yếu, ho có đờm, không sốt. Sau đó anh bắt đầu đau nhức mình mẩy, đau đầu, sốt nhẹ.
Anh xông lá và uống thuốc ho thấy đỡ, nhưng sau đó 10 đầu ngón tay bắt đầu tê, lan xuống 10 đầu ngón chân đối xứng nhau. Tê đau theo dây chằng tứ chi phần eo, lưng, ngực.
Hơn 10 ngày sau anh nhập viện ở một bệnh viện tư gần nhà. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm siêu vi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên và kê thuốc uống. Một ngày sau tình trạng bớt đau nhức nhưng cảm giác hai chân mệt rệu rã kèm khó thở.
Bác sĩ truyền thuốc rồi cho anh về nhà. Hôm sau cảm giác mệt và khó thở nhiều hơn, đau tê liên tục lan xuống gót chân.
Anh tiếp tục nhập viện, bác sĩ khám vẫn khẳng định nhiễm siêu vi. Nhập viện 7 ngày nhưng triệu chứng ngày càng tăng, mệt mỏi, yếu cơ, khó thở tê run chi, đi tiêu lỏng nhẹ.
Theo lời các bác sĩ của Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM, kết quả chọc dò lấy dịch não tủy sống xét nghiệm và đo điện cơ cho thấy anh Th. h mắc bệnh Guillain - Barre (một dạng viêm đa dây thần kinh).
Đây là bệnh cấp tính, tiến triển nhanh, đặc trưng bởi quá trình viêm tự miễn nhiều dây thần kinh, gây ra yếu cơ và giảm cảm giác nơi thần kinh chi phối.
Một vài bệnh nhân có thể rối loạn chức năng tự động đe dọa đến tính mạng, gây ra sự biến động huyết áp, loạn nhịp tim, liệt ruột, bí tiểu, thay đổi đồng tử.
Bệnh nhân được điều trị bằng biện pháp thay huyết tương. Sau 3 lần điều trị kéo dài trong một tuần, bệnh nhân đã hết đau ở nhóm cơ tứ chi, tự ngồi dậy tập vật lý trị liệu, đi lại chắc hơn, mắt nhắm chặt hơn và cơ khỏe hơn.
Cơ thở và nuốt chưa phục hồi hoàn toàn. Theo quy trình điều trị, anh Th. có thể trải qua 5 lần thay huyết tương để ổn định sức khỏe.
Theo bác sĩ Võ Đôn, hội chứng Guillain, Barre dễ bị nhầm lẫn với nhiễm siêu vi, đau nhức cơ, cảm cúm, nên người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, liệt hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khác với nhiễm siêu vi, hội chứng Guillain, Barre có kèm theo rối loạn dị cảm chi, tê rần từ vai xuống cánh tay, từ cẳng tay xuống bàn tay, từ đùi xuống cẳng chân, bàn chân. Chiều lan rộng tê yếu có thể ngược lại, kèm theo yếu cơ.
Bệnh nhân có thể bị liệt cơ hô hấp, suy hô hấp, rối loạn thần kinh vận nhãn do tác động mạnh đến dây thần kinh liên sườn, các dây thần kinh phụ trách cơ hô hấp, cơ hoành. Người bệnh cần nhập viện sớm và điều trị kịp thời ở bệnh viện có chuyên khoa thần kinh và đầy đủ máy móc, thuốc men liên quan.
Hội chứng Guillain-Barré thường gây tử vong > 2%. Hầu hết bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh đáng kể trong một tháng, nhưng khoảng 30% người bệnh có triệu chứng yếu cơ tồn tại trong vòng 3 năm. Bệnh nhân có di chứng cần được phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hoặc phẫu thuật.