Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, dự kiến từ ngày 26/8 đến ngày 24/9/2021.
Hiện Thương mại Củ Chi đang nắm giữ hơn 8,89 triệu cổ phiếu VAB, với tỷ lệ 2% và mục đích giao dịch bán ra cổ phiếu VAB là nhằm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp.
Cổ phiếu VAB đăng ký giao dịch trên UPCoM từ 20/7/2021 vừa qua và đã có những phiên giao dịch đầu tiên khá ấn tượng khi tăng mạnh cả về giá và thanh khoản, hiện đứng tại mức giá 17.200 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch chiều ngày 24/8.
Như vậy, nếu tạm tính với mức thị giá này, Thương mại Củ Chi dự kiến sẽ thu về trên 34,2 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu VAB.
Trước đó, CTCP Rạng Đông cũng đã rời ghế cổ đông lớn của VietABank kể từ ngày 26/07/2021 sau khi bán gần 10,97 triệu cổ phiếu VAB.
Theo đó, Rạng Đông giảm sở hữu tại VietABank từ 32,69 triệu cổ phiếu (tương đương 7,35%) xuống còn 21,72 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 4,88%).
Theo dữ liệu giao dịch ghi nhận, trong phiên 26/7/2021, có gần 10,97 triệu cổ phiếu VAB được giao dịch thỏa thuận, đúng với số lượng cổ phiếu mà Rạng Đông bán được, tương đương giá trị giao dịch gần 188 tỷ đồng.
Như vậy, Rạng Đông đã bán thỏa thuận 10,97 triệu cổ phiếu VAB, với giá 17,100 đồng/cổ phiếu.
Ngoài Rạng Đông, hiện CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương là cổ đông lớn của VietABank đang nắm tỷ lệ sở hữu 12,21% cổ phần tại Ngân hàng này.
Như vậy, khả năng Viet A Bank có thể chỉ còn 1 cổ đông lớn là Tập đoàn Việt Phương sau khi Rạng Đông thoái vốn.
VietABank đã công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 282 tỷ đồng, tăng 315% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận VAB đạt 407 tỷ đồng, tăng 173% so với cùng kỳ.
Tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm của VAB đạt 805 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 11,4% đạt 644 tỷ đồng, lãi từ đầu tư chứng khoán tăng 36% đạt 23,6 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác tăng 66,8% đạt 83 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 7% trong 6 tháng đầu năm. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh 63% xuống còn 77,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng tăng 83% trong 6 tháng đầu năm lên 1.362 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp hơn 2 lần lên hơn 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng theo đó tăng từ 0,83% lên 1,42%.