Tổng Bí thư Lê Duẩn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tổng Bí thư Lê Duẩn là người lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng ở miền Nam. Trong quá trình ấy, Tổng Bí thư Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo, nhà chiến lược luôn luôn chủ động, sáng tạo, tìm ra phương pháp cách mạng thích hợp cho cách mạng miền Nam.
TIN LIÊN QUAN
Từ giữa năm 1957, theo quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: đồng chí Lê Duẩn đọc báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 (khóa II) - Hà Nội, ngày 10/11/1958.
Theo phân công của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn được giao trách nhiệm trực tiếp giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành công việc chung của Đảng; được phân công chỉ đạo chuẩn bị Đề án và dự thảo Nghị quyết về cách mạng miền Nam để đưa ra Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) thảo luận và quyết định.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn (thứ nhất, bên trái) dự Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (khóa II) - Hà Nội, tháng 4/1959.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn (thứ nhất, bên trái) dự Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (khóa II) - Hà Nội, tháng 4/1959.
Năm 1960, đồng chí Lê Duẩn được phân công giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì chuẩn bị Báo cáo Chính trị trình Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, đề ra 2 chiến lược cách mạng: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, kết hợp cách mạng hai miền nhằm mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ III của Đảng - Hà Nội, ngày 3/9/1960.
Đại hội mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
Ngày 27/3/2964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt (Hội nghị Diên Hồng thời kỳ chống đế quốc Mỹ) để biểu thị quyết tâm của toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, giành hòa bình, thống nhất đất nước.
Từ năm 1965-1968, đã có 888.600 thanh niên miền Bắc nhập ngũ, trong đó có hơn 336.900 người vào miền Nam chiến đấu.
Quân giải phóng chuẩn bị vào chiến dịch Ba Gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (thứ 3, từ trái sang) cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị họp bàn và ra Nghị quyết về "Tổng công kích, tổng khởi nghĩa" vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội, ngày 28/12/1967.
Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định chuẩn bị bước vào cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trận tập kích chiến lược mùa xuân 1968 là đòn đánh sấm sét khiến quân địch khiếp sợ và bạn bè năm châu nức lòng.
Đánh chiếm cao điểm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo nhân dân ta xây dựng miền Bắc, dồn sức chi viện miền Nam, tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh: ngày 9/9/1969, tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc điếu văn và tuyên thệ trước anh linh Người, kêu gọi đồng bào, đồng chí nén đau thương, đạp bằng mọi trở lực, chông gai, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (đứng) chủ trì cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị (đợt 2), từ ngày 18/12/1974 đến ngày 7/1/1975 tại thủ đô Hà Nội, quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Bức điện số 37B ngày 14/4/1975 của Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn báo tin Bộ Chính trị đồng ý lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh.
Cờ chiến thắng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, sáng ngày 30/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (thứ 4, hàng đầu tiên, từ trái sang) cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm Sài Gòn - Gia Định sau ngày toàn thắng, tháng 5/1975.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài mừng chiến thắng của nhân dân Thủ đô, ngày 7/5/1975.
Lễ ký các văn kiện chính thức của Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất Tổ quốc. Sài Gòn, ngày 21/11/1975.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI tại hòm phiếu số 30, khu vực 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, tháng 4/1976.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đọc Báo cáo Chính trị đặc biệt tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI. Hà Nội, ngày 25/6/1976.
(Ảnh chụp lại ảnh tư liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Tin liên quan
Tin khác