- Phải bố trí diện tích xây nhà ở cho công nhân trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
- HEPZA tặng gần 10.000 vé xe cho công nhân về quê đón Tết
- [Ảnh] TP.HCM: Doanh nghiệp và hộ kinh doanh chuẩn bị cho "bình thường mới"
- Doanh nghiệp nước ngoài ở TP.HCM: Doanh số sụt giảm không theo quy tắc tam suất
- TP.HCM: Doanh nghiệp muốn hoạt động phải qua 4 bước thẩm định
An toàn tới đâu mở cửa tới đó
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX – KCN) TP.HCM - HEPZA vừa có văn bản đến các Công ty Phát triển hạ tầng KCX – KCN; các doanh nghiệp hoạt động trong KCX–KCN về tổ chức hoạt động an toàn sau ngày 30/9.
Theo đó, về nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn là trên hết”, “An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”.
Doanh nghiệp triển khai sản xuất từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn. (Ảnh: Lê Toàn) |
Trong đó, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và của người lao động trong công tác, phòng, chống dịch đảm bảo an toàn cho sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp đạt các tiêu chí an toàn sản xuất theo Quyết định số 3328 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
Cùng đó, doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, quản lý sản xuất và quản lý lưu thông, di chuyển của người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc.
Hạn chế tiếp xúc giữa đối tượng có nguy cơ lây nhiễm thấp (người làm việc trong môi trường độc lập) với người có nguy cơ lây nhiễm cao (những người thường xuyên di chuyển, tiếp xúc liên tục với nhiều đối tượng khác).
HEPZA lưu ý việc thực hiện nới lỏng hay siết chặt phương thức sản xuất sẽ phụ thuộc vào tình hình diễn biến dịch, mức độ kiểm soát dịch của thành phố và tình hình dịch tễ tại từng doanh nghiệp, từng KCX – KCN.
Để sản xuất an toàn, HEPZA yêu cầu doanh nghiệp cam kết sử dụng đúng số lượng và đối tượng lao động theo phương án sản xuất an toàn đã đăng ký với HEPZA. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi người lao động, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan này trước khi thực hiện.
Đồng thời, khi có phát sinh ca nhiễm tại doanh nghiệp phải kịp thời thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Sử dụng người lao động đã tiêm vắc-xin
Để khôi phục sản xuất, vừa đảm bảo chống dịch, HEPZA nhấn mạnh doanh nghiệp sử dụng người lao động đã tiêm đủ hai liều vắc-xin; hoặc tiêm ít nhất một liều và hai tuần sau tiêm.
Người từng nhiễm COVID-19 đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 180 ngày tính từ khi khỏi bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Cùng đó, doanh nghiệp rà soát, lập danh sách người lao động tại đơn vị chưa được tiêm mũi 1 và mũi 2 theo bốn nhóm đối tượng: người lao động đến hạn tiêm mũi 2, người lao động chưa tiêm mũi 2 tại địa phương, người lao động chưa tiêm mũi 1, người lao động từ các tỉnh trở lại thành phố làm việc chưa được tiêm mũi 2.
Theo đó, danh sách gửi về HEPZA trước ngày 5-10, nơi này sẽ phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức tiêm vắc-xin cho người lao động từ ngày 5 đến 15/10.
Đồng thời, HEPZA cũng yêu cầu người lao động phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trước khi vào làm việc. Doanh nghiệp tự tổ chức xét nghiệm kháng nguyên định kỳ cho người lao động theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Cùng đó, doanh nghiệp phải thành lập, kiện toàn bộ phận y tế chuyên trách tại doanh nghiệp, trong đó bổ sung nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị theo hướng dẫn của cơ quan y tế có chức năng.
Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập bộ phận y tế chuyên trách tại doanh nghiệp thì phải có hợp đồng với đơn vị y tế có chức năng để thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe người lao động.
Đón lao động trở lại TP.HCM
HEPZA hướng dẫn đối với doanh nghiệp có nhu cầu đón người lao động từ các tỉnh, thành khác trở lại TP.HCM làm việc cần rà soát, lập danh sách người lao động có nhu cầu trở lại thành phố gửi HEPZA để phối hợp Sở GTVT tổ chức đưa người lao động về thành phố.
doanh nghiệp có nhu cầu đón người lao động từ các tỉnh, thành khác trở lại TP.HCM làm việc thì lập danh sách gửi HEPZA để phối hợp Sở GTVT tổ chức đưa người lao động về thành phố. (Ảnh: Lê Toàn) |
Trong đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm liên hệ người lao động và chi phí vận chuyển. Người lao động luôn nêu cao tinh thần tự giác, chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân và những người xung quanh; thực hiện nghiêm 5K. Cung cấp cho doanh nghiệp các tài liệu chứng minh đủ điều kiện làm việc như tiêm vắc-xin, nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh.
HEPZA cũng yêu cầu doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng do Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 thành phố triển khai để cung cấp thông tin dịch tễ, quản lý sản xuất và quản lý việc lưu thông, di chuyển của người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc.
Người lao động khi tham gia lưu thông sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử đến khi sử dụng ứng dụng PC-COVID chính thức.
Giám sát công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp
HEPZA yêu cầu sau khi thực hiện các bước chuẩn bị khôi phục sản xuất, thi công xây dựng gửi thông báo đến Ban Quản lý và Công ty phát triển hạ tầng, doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo phương án đã thông báo, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống COVID-19.
Ban Quản lý sẽ phối hợp các đơn vị liên ngành lập đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm an toàn phòng, chống dịch, không quân thủ các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, không báo cáo Ban Quản lý trước khi hoạt động sản xuất, Ban Quản lý sẽ phối hợp Sở Y tế, chính quyền địa phương kiểm tra, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm.
Ban Quản lý có văn bản yêu cầu tạm ngừng hoạt động đối với doanh nghiệp vi phạm để doanh nghiệp kịp thời khắc phục, chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch COVID-19…
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!