Dự án do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) là chủ đầu tư tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh có quy mô 42 ha, nằm trên một cù lao biệt lập.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc TCIP cho biết, sau gần 20 năm triển khai dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 1 và giai đoạn 2, từ một cù lao sình lầy, lau sậy đã trở thành một khu xử lý nước thải hiện đại, có công suất xử lý nước thải 469.000 m3/ngày đêm.
Đây là khu xử lý nước thải hiện đại lớn nhất TP.HCM. |
Công trình được thi công xây dựng nhằm thu gom, xử lý nước thải cho lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, một lưu vực thoát nước của trung tâm thành phố với tổng diện tích khoảng 5.000 ha, dân số khoảng 3,6 triệu người.
Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư 11.300 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là 9.850 tỷ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư); nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 1.450 tỷ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).
Nghi thức trồng cây lưu niệm. |
Từ năm 2009, khi Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 1 cùng hệ thống cống bao thu gom và trạm bơm nước thải Đồng Diều đi vào hoạt động đến nay, có khoảng 650 triệu m3 nước thải trong lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ được thu gom không xả thẳng ra kênh gây ô nhiễm như trước đây và được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Từ đó, màu xanh trên tuyến kênh Tàu Hũ - Bến Nghé đã từng bước được khôi phục.
Dự kiến sau khi dự án Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 3 được hoàn thành trong giai đoạn 2025-2030 thì toàn bộ các tuyến kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ sẽ được trả lại màu xanh, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giao thông thủy và nâng cao chất lượng sống của người dân trong lưu vực.
Dự án nằm trên một Cù lao độc lập. |