Những con đường sầm uất, tấp nập bán mua ngay trung tâm TP.HCM giờ nhường chỗ cho các biển hiệu cho thuê, sang nhượng. Sức mua chậm lại của người dân khiến nhiều con phố xơ xác chờ khách.
Phóng viên Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn đã ghi nhận thực tế trên các tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM.
|
Sau 2 năm đối mặt với đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhiều người đã vun ven, vay mượn thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại, mặt tiền nhà phố, đổ vốn vào tân trang cửa hiệu hy vọng đón trước làn sóng hồi phục. |
|
Song đầu năm 2023, tăng trưởng tiêu dùng chậm lại, người dân “thắt lưng, buộc bụng”, sức mua suy giảm mạnh, khiến hàng loạt các ngành nghề ế ẩm.
|
|
Hàng loạt mặt bằng thương mại ở những khu vực sầm uất trước đây, từng được mệnh danh là “Con đường kinh tế, du lịch của Sài Gòn” cũng phải trả lại vì bên thuê không đủ sức trả tiền thuê mặt bằng. | Thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38.800 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, còn có 9.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,8%; 3.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,6%.
|
|
|
Như vậy, tổng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng qua là 51.400 doanh nghiệp, tăng 14,5%. Bình quân một tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
|
|
Việc số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động còn ít hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một lần nữa cho thấy, tình hình kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
|
|
Kinh doanh gặp khó, hàng loạt khách sạn, showroom ở quận 1 được đầu tư lớn cũng ngưng hoạt động. |
|
Ghi nhận thực tế trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 có hàng chục mặt bằng đẹp cũng mới được trả. |
|
Đường Ngô Đức Kế, quận 1 sát bên Trung tâm tài chính Betexco, các mặt bằng có giá trên 200 triệu đồng/tháng cũng không tìm được khách hàng. |
|
Mặt tiền kinh doanh đẹp trên đường Nguyễn Trãi, mới được doanh nghiệp trả lại. |
|
Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (Huba) vừa thực hiện khảo sát hơn 100 doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh đến hết tháng 2/2023 và có báo cáo lên UBND TP.HCM. Kết quả cho thấy, có đến 83% doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Các yếu tố khó khăn gồm: thị trường bị thu hẹp (41,2%); hàng tồn kho nhiều (30,1%); giá nguyên liệu đầu vào tăng (17,6%); khó tiếp cận nguồn vốn (40%); lãi suất vay cao (43%); thủ tục vay vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian (38,2%)…. |
|
Doanh nghiệp trả lại mặt bằng ở quận Bình Thạnh, giấy ghi nhận nợ dày đặc. |