Thưa ông, từng là người lính, có lẽ ông hiểu hơn hết ý nghĩa của những hoạt động đầy tính nhân văn này?
Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chúc mừng doanh nhân Bùi Tùng Mậu trong Chương trình giao lưu “Trái tim biển đảo” tại Nhà hát lớn Hà Nội (10/3/2014) |
Tôi là người lính, từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, nên tôi nhận thức được phần nào tình hình biển đảo của đất nước hiện nay, ý thức trách nhiệm của mình trong việc chung tay bảo vệ đất nước.
Chính vì vậy, khi Chương trình Trái tim biển đảo do Hội Nhà báo Việt Nam phát đi thông điệp “cả nước hãy chung tay góp sức giúp ngư dân bị mất người thân, mất tàu, mất lưới, những gia đình ngư dân, gia đình chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn đang hoạt động trên biển”, tôi đã không ngần ngại tham gia.
Họ chính là những con người đã ngày đêm vượt qua bao khó khăn, thử thách, hiểm nguy, bám biển sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tôi rất tâm đắc với lời phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi tiếp các đoàn đại biểu chiến sĩ, ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa về dự Chương trình Trái tim biển đảo, đó là: “Ngoài khó khăn mưu sinh, vật lộn với ngư trường từ nghìn đời, để nuôi con, nuôi cháu, bà con ngư dân còn thực sự là những người chiến sĩ đang ngày đêm góp phần gìn giữ chủ quyền của đất nước”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói đúng, họ là người chiến sỹ không mang quân phục và tôi muốn chung tay cùng với họ để bảo vệ biển đảo quê hương.
Doanh nhân Bùi Tùng Mậu đang chữa trị cho CCB Nguyễn Quốc Vịnh |
Điều gì đã khiến ông ấn tượng đến vậy?
Đó là những con người đang mang trách nhiệm đầu sóng ngọn gió nơi biển cả, nhưng lại có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Tôi muốn nhắc đến hoàn cảnh của bà Lê Thị Mai ở thôn Châu Thuận Nông, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi, chỉ trong một ngày 13/10/2013 đã mất cả chồng cùng hai người con khi gặp nạn ở vùng biển Trường Sa khi trên đường trở nhà sau chuyến đi biển dài ngày. Nỗi đau ấy đến giờ chưa thể nguôi khi bà Mai không có việc làm, một mình cáng đáng mẹ chồng già yếu cùng người con nhỏ.
Không thể cầm được nước mắt khi được nghe câu chuyện của bốn anh em Nguyễn Cao Cường, Nguyễn Hương Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Ngọc Quý, Nguyễn Ngọc Mỹ Phú ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người cha, trụ cột chính của gia đình trong một lần đi biển năm 2008 đã không trở về. Mẹ các em sau đó cũng mất do tai nạn giao thông.
Tôi không thể kể hết tên tuổi những ngư dân nhiều lần mất tàu, mất lưới... không còn phương tiện để ra biển sinh nhai. Họ đang rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng để họ có phương tiện tiếp tục bám biển, bám ngư trường vừa kiếm sống, vừa làm kinh tế, vừa tham gia bảo vệ biển đảo thân yêu.
Cùng tấm lòng với biển đảo, được biết, ông còn là một lương y giỏi, tâm huyết chữa bệnh cứu người và tích cực làm nhiều việc thiện…
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Thương mại Trường Sơn là tập đoàn mạnh, chuyên đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình trọng điểm quốc gia.
Hàng chục năm qua, Công ty đã thi công nhiều công trình đê sông, đê biển, cảng biển, đường cứu hộ cứu nạn, kè chống sạt lở, trạm bơm chống úng lụt… góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh quốc phòng trên nhiều tỉnh thành phố trong cả nước.
Còn nghề thuốc là nghề gia truyền của tôi. Công việc như là duyên, là nghiệp. Đến nay, tôi đã chữa cho hàng ngàn bệnh nhân bị mắc chứng bệnh nan y thoái hóa đốt sống lưng, sống cổ, thoát vị đĩa đệm với kết quả đỡ và khỏi bệnh rất cao. Cùng với bài thuốc đặc trị đó, thuốc gia truyền của gia đình tôi còn cứu thoát nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, viêm loét dạ dày, bờ cong nhỏ và cả xơ gan cổ chướng.
Việc làm này tôi cùng gia đình làm nhân đạo giúp người là chính, nhất là với những bệnh nhân ở các vùng quê nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Để tạo điều kiện cho những bệnh nhân xa có nơi ăn ở chữa bệnh thuận lợi, vừa qua, bước đầu, tôi đã đầu tư 5 phòng khép kín với đầy đủ trang bị sinh hoạt. Đang có đơn vị mời chúng tôi tham gia liên kết mở trung tâm dưỡng lão và chữa bệnh đặc trị tại một số thành phố. Đây là công việc rất ý nghĩa, tôi đang cố gắng thu xếp công việc và nếu được, có thể sẽ thành lập cơ sở đầu tiên tại Hà Nội.
Còn về làm việc thiện, với cái tâm của mình, hàng năm, tôi giành thời gian tổ chức chuyến đi làm nhân đạo.
Năm 2012, tôi vào Vĩnh Linh, Quảng Trị tặng phòng máy vi tính và tặng học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó của Trường THPT Cửa Tùng. Nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ cũng năm đó, tôi tới huyện Yên Mô, Ninh Bình khám và cấp thuốc gia truyền miễn phí cho 720 hộ gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tương đương với số tiền khoảng 500 triệu đồng.
Và dịp 27/7 tới đây, tôi sẽ cùng với Hội Đông y Hà Nội tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng tại một xã của tỉnh Hưng Yên.
Cùng với việc đó, tôi còn chuẩn bị một xe ô tô thuốc gia truyền của gia đình chữa các bệnh thoái hóa đốt sống lưng, sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, dạ dày, gan... về cấp phát. Toàn bộ chương trình từ thiện này trị giá khoảng 700 triệu đồng.
Lã Quý Hưng