Ngày 9/12/2024, AEON MALL Thanh Hóa - Trung tâm thương mại thứ 8 của AEON MALL tại Việt Nam đã được khởi công |
Đúng như thông lệ, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố kết quả khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương. Năm nay, trong lần khảo sát thứ 38 của tổ chức này, có hơn 5.000 doanh nghiệp đã tham gia cuộc khảo sát này. Trong đó, có 804 doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam.
50,4% doanh nghiệp trong số này dự báo tình hình kinh doanh năm 2025 sẽ “cải thiện”. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan tiếp nối năm 2024.
Kết quả khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương năm 2024 của Jetro |
Chi tiết hơn, trả lời câu hỏi về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1-2 năm tới, 56,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chọn mở rộngn. Dù giảm 0,6 điểm so với năm trước, nghĩa là tham vọng mở rộng của các doanh nghiệp gần như ổn định, nhưng Việt Nam vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN.
Trong số này, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành chế tạo trả lời sẽ “mở rộng” là 48,1% (tăng 1,0 điểm so với năm trước), doanh nghiệp trong ngành phi chế tạo là 63,2% (giảm 2,3 điểm).
Lý do cải thiện được các doanh nghiệp trong ngành chế tạo đưa ra là do “nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng”, còn các doanh nghiệp trong ngành phi chế tạo cho rằng là do “nhu cầu tại thị trường nội địa tăng”.
Điều này cho thấy sự phục hồi của nhu cầu cả trong và ngoài nước tại Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản.
Kết quả khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương năm 2024 của Jetro |
Khảo sát của Jetro cho thấy, 46,7% doanh nghiệp ngành chế tạo và 51% doanh nghiệp ngành phi chế tạo trả lời tình hình sẽ cải thiện. Đáng chú ý, so với năm trước, sự kỳ vọng ở các ngành, lĩnh vực cụ thể có sự thay đổi đáng kể.
Trong ngành chế tạo, đứng đầu nhóm doanh nghiệp có góc nhìn tích cực nhất là thực phẩm, với tỷ lệ 60,9% doanh nghiệp, đẩy thứ hạng đầu tiên trong năm ngoái là thiết bị vận tải xuống thứ tư, sau các ngành chế biến cao su, gốm, đất đá, các ngành chế tạo khác, đứng cùng với gỗ, sản phẩm gỗ, với tỷ lệ 50% kỳ vọng cải thiện.
Đứng cuối nhóm ngành chế biến là linh kiên thiết bị vận tải, với 23,7% kỳ vọng tích cực về triển vọng kinh doanh năm 2025.
Điểm đáng chú ý ở nhóm ngành phi chế tạo là không có doanh nghiệp trong nhóm giáo dục, y tế; bán lẻ và tài chính/bảo hiểm có đánh giá bi quan. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng tình hình cải thiện, tương ứng là 60-62,5-58,3%. Số còn lại cho rằng tình hình sẽ như năm 2024.
Có lẽ đây là lý do mà 100% doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng chọn mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới.
Kết quả khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương năm 2024 của Jetro |
Về kết quả kinh doanh năm 2024, 64,1% doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam kỳ vọng có lãi, tăng 9,8 điểm so với năm trước. Lần đầu tiên sau 5 năm kể từ trước đại dịch Covdi-19, tỷ lệ này vượt lên mức 60%.
Tuy nhiên, tỷ lệ có lãi thấp hơn mức trung bình của ASEAN (65,2%). Đây là năm thứ 4 liên tiếp các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam không có được mức lãi ở mức trung bình này, nhưng khoảng cách đã hẹp hơn, từu 6,3 điểm trong năm tài chính 2023 xuống còn 1,1 điểm.
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 70,2% (tăng 8,7 điểm so với năm trước). Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 17,4% (giảm 4,6 điểm so với năm trước). Ở hầu hết các ngành, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi đều tăng so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi vượt trên mức 80% trong 4 nhóm ngành: linh kiện máy móc vận chuyển, thiết bị y tế/chính xác, các sản phẩm nhựa và hóa chất/dược phẩm.
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong ngành phi chế tạo là 57,9% (tăng 11,2 điểm so với năm trước). Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 21,2% (giảm 5,8 điểm so với năm trước). Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong các ngành thương mại/bán buôn, khai khoáng/năng lượng, dịch vụ liên quan đến kinh doanh, v.v. tăng hơn 15 điểm so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong các ngành giáo dục/y tế và xây dựng tiếp tục duy trì dưới 50%.