Doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ trong vận tải: Tiến lên hay tự đào thải?
Song Giang - 25/07/2018 19:57
Cho đến nay, cuộc cạnh tranh giữa mô hình taxi truyền thống và đặt xe qua ứng dụng công nghệ vẫn đang là chủ đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Liên quan đến chủ đề này, doanh nghiệp taxi truyền thống đã có những ý kiến xung quanh quyết định 24/QĐ – BGTVT ngày 7/1/2016 về việc cho phép thí điểm Uber, Grab.

Thực tế là, trong bối cảnh ứng dụng công nghệ ngày càng rộng rãi, từ nông nghiệp, công nghiệp tới dịch vụ thì việc phát triển xe công nghệ đã khiến thị phần taxi truyền thống bị co hẹp. Song không ít ý kiến từ người tiêu dùng lại ủng hộ việc ứng dụng công nghệ vào dịch vụ taxi nhờ sự thuận tiện và minh bạch của loại hình này.

.

Việc thí điểm dịch vụ xe công nghệ như Uber, Grab cũng được cơ quan quản lý cho là phù hợp với Luật giao thông đường bộ, Luật giao dịch điện tử và Luật dân sự, đồng thời góp phần giảm được phương tiện "chạy rỗng" (chạy không có khách) trên đường, tránh được hiện tượng nhiều xe đón 1 khách, qua đó giảm áp lực giao thông, giảm phát thải và chi phí xã hội.

Thực tế, theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT, một doanh nghiệp taxi truyền thống (Vinasun) cũng là một trong 8 đơn vị có mặt đầu tiên trong danh sách các công ty được phép triển khai thí điểm xe hợp đồng điện tử bên cạnh những “tân binh” như Grab, Uber. Như vậy, chương trình thí điểm ứng dụng công nghệ vào kết nối xe hợp đồng điện tử cũng mở ra cơ hội cho các hãng taxi truyền thống.

Trong quá trình thí điểm ứng dụng xe công nghệ cũng đã phát sinh một số vấn đề với loại hình này. Mới đây, tại cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP sửa đổi tại Hà Nội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng cho rằng, loại hình xe công nghệ với taxi truyền thống cần có giải pháp hòa hợp để taxi truyền thống cũng như xe công nghệ hoạt động tốt hơn (quản lý lái xe, trách nhiệm doanh nghiệp với hành khách).

Tin liên quan
Tin khác