Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi 4 bộ trưởng, để tiếp tục nêu lại những vấn đề của dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm.
Bốn bộ trưởng có tên trong phần kính gửi là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Lý do mà VASEP phải cất công gửi tới 4 bộ trưởng để có ý kiến về 1 dự thảo là vì nhiều quy định chưa phù hợp với các quy định của khu vực và quốc tế, chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro, tốn kém lớn cho doanh nghiệp mà không thấy có đánh giá rõ ràng về lợi ích thu được.
Những rủi ro được Hiệp hội nhắc đến là chỉ tiêu ghi nhãn quy định chưa phù hợp; giá trị dinh dưỡng tham chiếu chưa phù hợp, mẫu ghi nhãn dinh dưỡng chưa phù hợp. Lý do chưa phù hợp được đưa ra là chưa phù hợp với quốc tế, ghi nhiều thông tin, khó thực hiện trong diện tích bao bì nhỏ.
“Nên ghi 4 chỉ tiêu thay vì 7, giống như các nước trong khu vực (Singapore, Malaysia) hoặc 5 chỉ tiêu như Nhật Bản và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để phân loại nhóm sản phẩm nào cần ghì tiêu chí gì”, công văn VASEP gửi các bộ trưởng ghi rõ phương án đề xuất thay đổi.
Ví dụ, nhóm sản phẩm thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán vốn có nhiều chất béo bão hòa thì mới cần ghi hàm lượng chất béo bão hòa, nhóm nước giải khát thường hay chứa nhiều đường thì mới cần ghi tổng đường.
“Bộ Y tế cần có nghiên cứu đánh giá việc bắt buộc ghi cả 7 chỉ tiêu và phải ghi theo cả 2 cách (theo số lượng và theo % giá trị dinh dưỡng) có lợi gì, hay hại gì so với 4 chỉ tiêu và ghi theo 1 cách như Singapore, Malaysia hay 5 chỉ tiêu như Nhật để có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện Dự thảo”, Vasep kiến nghị.
Phân tích về những tác động tới doanh nghiệp của các quy định này, VASEP cho biết, với 2 chỉ tiêu ghi nhãn nhiều hơn so với Nhật, riêng tiền kiểm nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam tốn kém thêm 381 tỷ đồng trogn năm đầu và 127 tỷ đồng trong năm.
Theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm yêu cầu ghi trên nhãn 7 chỉ tiêu: năng lượng và 6 dưỡng chất (đạm, chất béo, chất béo bão hòa, carbohydrat, tổng đường.
Singapore yêu cầu ghi 4 chỉ tiêu: Năng lượng, đạm, chất béo, carbohydrat. Malaysia 4 chỉ tiêu như Singapre, riêng nước giải khát thêm tổng đường.
Nhật bản yêu cầu ghi 5 chỉ tiêu: Năng lượng, đạm, chất béo, carbohydrat, muối
Dự thảo Thông tư đang được Bộ Y tế lấy ý kiến doanh nghiệp đến ngày 30/5/2021.