Nhiều nhà máy, nhà xưởng hiện đại sử dụng tôn COLORBOND® của BlueScope với công nghệ kháng khuẩn cho phòng sạch |
Ông Nguyễn Khoa Đăng, Tổng Giám đốc Searefico E&C, Chủ tịch HĐQT SEAREE |
Số liệu từ các báo cáo của ngành logistics cho thấy, chỉ trong 24 tháng qua, đã có gần 3 tỷ USD đầu tư vào hệ thống kho vận và các trung tâm logistics hiện đại. Con số này đến từ các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất tự xây dựng và vận hành kho bãi.
Nhà kho thông minh
Nếu như mô hình kho truyền thống chỉ cần kết cấu bao che bằng không gian trống và để đặt hàng hóa, tất cả hoạt động của kho đều do con người thực hiện, thì đối với kho thông minh, mọi hoạt động được thay thế bằng máy móc, tận dụng tối đa các khoảng không gian trống của kho, giúp nâng cao công suất lưu trữ và xử lý hàng hóa của kho lên gấp nhiều lần.
“Bản chất của nhà kho thông minh là một kho chứa, nhưng đi kèm thêm 2 điều kiện là được vận hành bởi robot và được quản lý bởi phần mềm chuyên dụng để giúp con người quản trị hoạt động của nhà kho hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Khoa Đăng, Tổng giám đốc Searefico E&C, Chủ tịch HĐQT SEAREE - đơn vị có kinh nghiệm triển khai nhiều nhà kho thông minh ở Việt Nam - đưa ra định nghĩa về kho thông minh
Theo ông Đăng, có 3 yếu tố chính cần tập trung tính toán khi thiết kế nhà kho thông minh, đó là thiết kế kệ, kết cấu, tải trọng của sàn và thiết kế bao che.
Kết cấu, tải trọng trên sàn là một yếu tố quan trọng. Thông thường, tải bình quân của sàn kho thông minh lớn hơn rất nhiều so với kho thông thường. Do kho chứa theo chiều cao, nên tầng kệ càng cao, thì trọng tải lên sàn càng lớn. Nếu kho thường chịu tải trọng sàn 2,5 - 3 tấn/m2, thì kho thông minh phải chịu tải trọng 7 - 26 tấn/m2. Vì thế, thiết kế sàn của kho thông minh cực kỳ phức tạp. Nhà sản xuất phải tính toán với rất nhiều tham số, mô phỏng thực tế để ra được kết cấu kệ tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, thiết kế bao che của nhà kho thông minh cũng cực kỳ quan trọng. Ông Đăng chia sẻ, từ lần đầu tiên ứng dụng đưa vào sản xuất dây chuyền panel để ốp các mặt xung quanh nhà kho thông minh ở Tiên Sơn (Bắc Ninh), panel 2 mặt dường như là vật liệu tối ưu mang lại hiệu suất cách nhiệt rất tốt, giữ được nhiệt độ bình ổn trong những ngày thời tiết khắc nghiệt nhất.
Trung tâm Kho vận FM Logistic tại Bắc Ninh sử dụng vật liệu tôn cao cấp đạt chứng nhận “Nhãn xanh” COLORBOND® màu Off White, màu có chỉ số phản xạ năng lượng (SRI) cao, đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh (LEED) của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ |
Nhà kho xanh
Theo chuyên gia tư vấn bất động sản công nghiệp, các đơn vị phát triển nhà kho lớn trên thế giới như JD Logistics, GLP hay các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có tầm nhìn hướng đến không phát thải carbon đến năm 2050 hay đến năm 2060. Đây là yếu tố định hướng phát triển và đích đến của tất cả các đơn vị sử dụng nhà kho trong tương lai.
Một nhà kho hướng tới phát triển bền vững không chỉ cần có cách nhiệt trên mái, tường, thu gom nước mưa để tái sử dụng, các thiết bị điện như robot, hoặc các xe nâng sử dụng điện trong nhà kho để có thể giúp giảm thiểu khí thải ra môi trường, mà còn phải lựa chọn vật liệu bền vững. Tất cả đều hướng tới mô hình nhà kho hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng hơn trong tương lai.
BlueScope là doanh nghiệp tiên phong phát triển các công nghệ đột phá, cung cấp vật liệu và giải pháp cho nhà xưởng hiện đại |
Nhà xưởng có tầng
Theo đại diện KIZUNA, loại hình khu nhà xưởng dịch vụ có tầng (ready serviced space) đang là xu hướng tất yếu do giải quyết được nhiều vấn đề của ngành, đặc biệt là tình trạng khan hiếm quỹ đất công nghiệp tại các khu đô thị lớn và khu vực giáp ranh.
Trên thế giới, mô hình nhà xưởng có tầng đã được áp dụng thành công tại Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đặc biệt, các nhà xưởng đã được ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để vận hành, quản lý, mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loại hình khu nhà xưởng có tầng phù hợp với các doanh nghiệp ở các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất phần mềm, công nghiệp nhẹ, vật tư - thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe…
Khu nhà xưởng có tầng dạng thấp tầng (dưới 5 tầng) với kết cấu chịu lực và bao che bằng thép đặc biệt phù hợp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đó là phải đảm bảo các yếu tố về điều kiện kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu không gian sản xuất và an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm, quản lý vận hành tòa nhà…
Theo các chuyên gia, sau khi đã có nhiều kinh nghiệm quản lý vận hành khu nhà xưởng thấp tầng, trong tương lai, Việt Nam có thể phát triển loại hình nhà xưởng cao tầng (trên 5 tầng) như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Đón đầu xu hướng, KIZUNA là đơn vị đầu tiên khai thác dịch vụ khu nhà xưởng dịch vụ có tầng - KIZUNA Ready Serviced Space đầu tiên quy mô 4 tầng bằng các vật liệu xây dựng, trang thiết bị
tiên tiến nhất theo chuẩn quốc tế. Toàn bộ nhà xưởng sử dụng khung kèo thép, vách, mái che từ
NS BlueScope Lysaght Việt Nam, mỗi cụm tầng sử dụng thang máy riêng biệt, tải trọng lớn; từng xưởng được trang bị hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, camera…