- Hình thành văn hóa “đã uống rượu bia thì không lái xe”
- Từ 01/01/2020: Đã uống rượu bia là không lái, quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng
- Đã uống rượu bia không lái xe, tốt nhất vợ chở về nhà
- Quốc hội thông qua quy định đã uống rượu bia thì không lái xe
- Lan tỏa thông điệp “Không lái xe khi đã uống rượu bia”
Kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. |
Số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm tiếp tục giảm so với các năm trước, là thông tin được Chính phủ nhấn mạnh trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2025, là nội dung của báo cáo này.
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, Bộ Công an chỉ đạo cảnh sát giao thông, công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông. Trong đó tập trung kiểm soát, xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn để làm giảm tai nạn giao thông, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” trong Nhân dân.
Lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 3.183.775 trường hợp vi phạm TTATGT trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, phạt tiền 5.922 tỷ 982 triệu đồng; tước 604.154 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 1.037.225 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm 2023, xử lý tăng 652.163 trường hợp (+25,76%), tiền phạt tăng 1.121 tỷ 843 triệu đồng (+23,37%).
Trong đó, có 722.409 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 19,14% các hành vi vi phạm); 4.127 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,11% các hành vi vi phạm); 752.670 trường hợp chạy quá tốc độ cho phép (chiếm 19,94% các hành vi vi phạm); 45.777 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 1,21% các hành vi vi phạm); 25.556 trường hợp chở quá vạch dấu mớn nước an toàn (0,68% các hành vi vi phạm); 1.783 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,05% các hành vi vi phạm);...
Về tai nạn giao thông, (tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/9/2024) theo số liệu của Văn phòng Bộ Công an toàn quốc xảy ra 17.836 vụ, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (+9,22%), giảm 829 người chết (-9,27%), tăng 2.413 người bị thương (+21,99%).
Trong đó, đường bộ xảy ra 17.687 vụ, làm chết 8.016 người, bị thương 13.354 người (có 21 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 70 người, bị thương 15 người) . So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.492 vụ, giảm 827 người chết, tăng 2.410 người bị thương.
Theo đánh giá chung của Chính phủ, tình hình TTATGT trong 9 tháng đầu năm 2024 về cơ bản được bảo đảm. Tai nạn giao thông được kéo giảm về số người chết với cùng kỳ năm 2023, ùn tắc giao thông được kiểm soát tốt. Đặc biệt số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm tiếp tục giảm so với các năm trước. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe, vi phạm về cơi nới thành thùng xe tại các địa phương đã được xử lý một cách căn bản.
Nhưng, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra, làm chết và bị thương nhiều người; số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 9,22% số vụ, tăng 21,99% số người bị thương).
Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn chưa cao; vi phạm quy định nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe đã giảm sâu nhưng vẫn còn tồn tại, báo cáo nêu nguyên nhân.
Trong lĩnh vực đường bộ, năm 2024 toàn quốc đăng ký mới 305.859 xe ô tô, 1.738.028 xe mô tô, xe máy điện. Nâng tổng số xe đã đăng ký tính đến ngày 14/9/2024 là 6.662.606 ô tô, 76.541.445 mô tô, xe máy điện. Tổ chức đấu giá 29.945 biển số. Trong đó, có 29.131 biển số đã nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 2.405 tỷ 635 triệu đồng.