Các đồng tiền giấy euro. Ảnh: IRNA/TTXVN |
Các ngân hàng bị phạt gồm Barclays, RBS, HSBC và Credit Suisse. Các giao dịch viên của ngân hàng UBS cũng được cho là đã tham gia nhóm này, song Ủy ban châu Âu (EC) đã đồng ý gỡ bỏ mức phạt đối với ngân hàng của Thụy Sĩ này sau khi UBS tự nguyện hợp tác với các cơ quan quản lý.
Cuộc điều tra cho thấy các giao dịch viên phụ trách giao dịch ngoại hối giao ngay đối với các đồng tiền lớn, thay mặt cho các ngân hàng Anh và Thụy Sĩ, đã "bắt tay nhau" và điều phối các chiến lược giao dịch. Theo EC, các giao dịch viên của các ngân hàng trên đôi khi thảo luận và bàn bạc thông qua một phòng trò chuyện trực tuyến có tên "Sterling Lads" - được đặt tên theo đơn vị tiền tệ của Anh. Trong nhóm này, đôi khi các giao dịch viên được cho là đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ nhất trí từ chối can thiệp vào giao dịch của nhau, gây tổn hại tới thị trường ngoại hối.
Trao đổi với báo giới, Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager nêu rõ hành vi “thông đồng” của 5 ngân hàng trên đã làm suy yếu tính minh bạch và chính trực của lĩnh vực tài chính bất chấp hậu quả đối với nền kinh tế và người tiêu dùng châu Âu. Do đó, bà nhấn mạnh quyết định phạt các ngân hàng trên “gửi đi thông điệp rõ ràng rằng EC vẫn cam kết đảm bảo một khu vực tài chính lành mạnh và cạnh tranh có ý nghĩa thiết yếu đối với đầu tư và tăng trưởng".
Hồi tháng 5, EC đã phạt các ngân hàng hàng đầu, trong đó có UBS và Unicredit 371 triệu euro (452 triệu USD), do liên quan đến một liên minh giao dịch trái phiếu trong những năm xảy ra cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng euro (Eurozone). Theo quyết định do Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) Margrethe Vestager công bố, các nhà giao dịch của 7 ngân hàng đầu tư đã bắt tay hợp tác. Bà Vestager nhấn mạnh hành vi trên là không thể chấp nhận được vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, khi nhiều tổ chức tài chính phải nhận cứu trợ từ chính phủ, các ngân hàng đầu tư này lại "hợp tác ngầm" và gây phương hại cho các nước thành viên EU.