Thị trường “khát” phi công
Theo một dự báo từ Boeing, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tới 248.000 phi công mới để vận hành 15.310 máy bay trong 20 năm tới. Trong khi đó, Airbus đưa ra con số dự đoán khiêm tốn hơn - 12.800 chiếc, nhưng cũng nhận định rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% nhu cầu máy bay trên toàn cầu và cần 230.000 nhân lực phi công.
Nhìn về thị trường hàng không nội địa, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng 2 con số. Trong một thập kỷ từ 2008 đến 2019, lượng hành khách đã tăng trưởng 17,1%. Theo dự báo của hội đồng các sân bay quốc tế ACI, giai đoạn 2018-2040, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng hành khách trung bình 6,2%/năm - cao nhất thế giới.
Trong khi đó, Việt Nam đang gần chạm mốc 100 triệu dân nhưng đội tàu bay mới chỉ dừng lại ở 200 chiếc. Ước tính cứ 1 triệu dân lại có 2 tàu bay để phục vụ. Có thể thấy dư địa thị trường hàng không Việt hiện tại rất lớn, kéo theo “cơn khát” tuyển dụng phi công thương mại.
Tính toán của Bộ Giao thông vận tải cho thấy, đến năm 2025, để đảm bảo các hoạt động bay thường nhật, các hãng hàng không Việt Nam cần tới 3.586 phi công, tăng 1.225 phi công so với tháng 5/2019. Riêng trong giai đoạn 2020 – 2021, ngành hàng không Việt cần bổ sung 260 phi công mỗi năm.
Các hãng hàng không nội địa tăng tốc mở rộng đội tàu kéo theo nhu cầu tuyển dụng phi công ngày càng tăng |
Kế hoạch “giải khát” của các hãng hàng không
Bộ Giao thông vận tải từng nhận định việc các hãng hàng không có kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với năng lực quản trị và khai thác an toàn tàu bay là điều kiện tiên quyết để phát triển ổn định, bền vững. Do đó, bên cạnh việc tuyển dụng, các hãng hàng không nội địa cần đào tạo phi công để đảm bảo kế hoạch khai thác và mở rộng quy mô.
Lấy ví dụ từ Bamboo Airways, hãng hàng không này sở hữu tốc độ tăng trưởng đội tàu nhanh chóng khi chỉ sau hơn một năm khai thác, hãng đã vận hành đội tàu bay 28 chiếc, trong đó có 3 máy bay thân rộng. Theo kế hoạch phát triển đội tàu trong thời gian tới, Bamboo Airways dự kiến sẽ đạt 30 tàu ngay trong quý I và 50 tàu cho đến cuối năm 2020. Con số này dự kiến được nâng lên 100 tàu vào năm 2024. Theo kế hoạch phát triển đội bay đó, nguồn phi công luôn là bài toán được hãng ưu tiên hàng đầu.
Bamboo Airways xây dựng kế hoạch tự chủ nguồn phi công song song với quá trình phát triển đội tàu |
Ngay từ năm đầu tiên đi vào khai thác, Hãng khởi công Viện Đào tạo hàng không Bamboo Airways với khả năng đào tạo 3.500 học viên mỗi năm thuộc các chuyên ngành: phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật, khai thác mặt đất, điều hành khai thác bay và các chức năng đào tạo cơ bản…. Hãng dự kiến đến năm 2021, sẽ bắt đầu đầu tạo mới hoàn toàn phi công thương mại từ học viên sơ cấp.
Mới đây, Bamboo Airways đã làm việc với một số tổ chức đào tạo phi công nổi tiếng, giàu kinh nghiệm - nơi đã và đang đào tạo phi công tập sự cho nhiều hãng hàng không trên thế giới để phối hợp tuyển sinh, đào tạo học viên phi công cơ bản. Đồng thời, hãng cũng tiến hành tuyển dụng và đào tạo các phi công tập sự. Đây được xem là bước tiếp theo của chiến lược giải bài toán nhân lực phi công.
"Các tổ chức đào tạo này sẽ cung cấp cho học viên của hãng chương trình đào tạo tốt nhất hiện có và đảm bảo các học viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để trở thành một phi công thương mại", ông Eddy Doyle – Phó tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways cho biết.
Ông Eddy cũng cho biết, chương trình đào tạo phi công tập sự này là chiến lược quan trọng của hãng, không chỉ góp phần giải quyết nguồn cung phi công chủ động cho Bamboo Airways, mà còn là cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ.
Hotline: 0984108599
Email: cadet@bambooairways.com