Doanh nghiệp
Cấp tốc lựa chọn đối tác thay thế
Khánh An - 06/07/2014 09:06
Bàn về chủ đề Tự chủ kinh tế trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, lựa chọn đối tác thay thế là giải pháp doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện ngay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
3 ví dụ về cách “cổ điển” giúp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc đổ về đất vải Lục Ngạn
Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau
Việt Nam ký kết FTA với hầu hết nền kinh tế lớn
2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam trước căng thẳng biển Đông

Ông nhận định thế nào về tình hình giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ kinh tế hai nước đang đối mặt với những khó khăn lớn?

Tôi muốn nhấn mạnh một điều: mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc không đơn giản là quan hệ hai bên, mà còn đan xen trong các mối quan hệ đa phương, quan hệ giữa các tập đoàn lớn. Quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng vậy.

   
  Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương  

Đơn cử, trong 60% hàng hóa trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc, có  hơn 50% gắn với các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Hay trong hàng tỷ USD vải xuất khẩu sang Việt Nam là hàng trăm triệu USD lợi nhuận và công ăn việc làm của doanh nghiệp Trung Quốc cùng uy tín của họ trong nền kinh tế thế giới…

Sự chia sẻ lợi ích cũng như sự ràng buộc pháp lý giữa các bên rất rõ ràng. Điều này cho thấy khả năng có những sức ép lớn, cấp tập trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc không cao.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần bình tĩnh để có đối sách phù hợp, cả trước mắt và lâu dài.

Cụ thể là gì, thưa ông?

Tìm hiểu thị trường, đối tác mình đang làm ăn và đối tác thay thế là việc phải làm ngay. Tôi đã nhìn thấy sự chuyển động của nhiều doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp dệt may…

Tuy nhiên, trong sự dịch chuyển này, bên cạnh do tác động của thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu rõ lợi ích của mình trong mối quan hệ với các đối tác. 

Cũng phải khẳng định, làm ăn với thị trường Trung Quốc là sự vận động của thị trường, vì đây vẫn là công xưởng của thế giới, chiếm những vị trí quan trọng trong chuỗi sản xuất, cung ứng của thế giới.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần có phương án tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU… sắp được ký kết.

Trong chiến lược kinh doanh tới đây của doanh nghiệp, chắc chắn phải gắn  với những thay đổi lớn trong thể chế chính sách khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định này cũng như khi kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế được đẩy mạnh thực hiện.

Trong các giải pháp dịch chuyển này, theo ông đâu là giải pháp cần được coi trọng hơn cả?

Đó là lựa chọn đối tác.

Vì với các đối tác lớn, mối quan hệ sẽ không chỉ dừng lại giữa hai doanh nghiệp với nhau, mà còn giữa các đối tác lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trên cơ sở này, cuộc chơi sẽ lâu bền và lợi ích các bên cùng được bảo vệ.

Trong mối quan hệ đối tác hiện tại, nếu nhìn vào tỷ lệ nhập siêu của các đối tác lớn, cũng phải nhìn nhận trên góc độ lợi ích chung của nền kinh tế. Có thể giá trị gia tăng trong từng sản phẩm chưa cao nhưng khi chơi với Samsung, Cannon, Nokia…, nền kinh tế có cơ hội tiếp nhận công nghệ, có cơ hội tham gia, ghi tên vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Khi Việt Nam trở thành một mắt xích trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, việc dừng lại một mắt xích là rất khó vì tác động tiêu cực tới toàn bộ hệ thống.

Tin liên quan
Tin khác