- Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành bán lẻ tăng cao
- Doanh nghiệp lớn đang khát nhân sự chất lượng cao
- Doanh nhân Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet: 10 năm đi cùng những “gã khổng lồ”
- 47% nhân viên sẽ nghỉ việc nếu thiếu cơ hội thăng tiến và lương thưởng không cạnh tranh
- Hiến kế doanh nghiệp thu hút nhân sự giỏi
Nhân sự nghỉ việc, đầu quân vào công ty đối thủ
Ông Patrick Liew nhớ mãi một cuộc điện thoại gọi đến vào năm 2003 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình khi một lãnh đạo cấp cao mà ông đã trao mọi quyền điều hành doanh nghiệp cho họ đề nghị ông đến văn phòng ngay lập tức.
Giám đốc điều hành khi ấy nói rằng họ sẽ nghỉ việc và cùng rất nhiều nhân viên hiện tại của công ty gia nhập vào một công ty đối trọng của Patrick. Patrick hoàn toàn sụp đổ trước lời nói thẳng thắn này.
Thêm vào đó, năm 2003 cũng là thời điểm đại dịch SARS hoành hành tại nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Việt Nam kéo theo ảnh hưởng đến các nền kinh tế.
“Mỗi ngày khi Công ty chúng tôi mở cửa là lúc hàng ngàn, hàng ngàn đô la mất đi”, Patrick kể về những ngày khi bước vào công ty, ông đều nghe thấy các phiên bản khác nhau về việc tổ chức này sẽ sụp đổ, không lương vào cuối tháng cũng chẳng khoản hoa hồng nào được chi ra. Nhiều nhân viên rời bỏ Công ty đến các vùng ở Đông, Tây, Nam, Bắc…
Patrick đã nhận ra mình phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tổn thất hàng triệu, triệu USD đang hao hụt nhưng không dễ dàng để trải qua giai đoạn khủng hoảng này.
Ông Patrick Liew hồi tưởng giai đoạn khủng hoảng nhân sự hồi 2003 (Ảnh: Koh Zhisheng) |
"Tôi đã khóc hàng đêm sau đó cho đến khi cạn nước mắt dù tiếp tục cố gắng khóc nhưng không thể tiếp tục. Khóc thì tốt nên đó là lý do, phụ nữ rất dễ khóc và sống thọ hơn đàn ông. Đến một ngày tôi đọc một quyển sách về cách mà bọn trẻ được phát triển như thế nào trong bụng mẹ cũng như sống trong đó ra sao”, Patrick hồi tưởng và diễn tả hình dáng co cụm rồi nói rằng, giai đoạn khủng hoảng đó dường như đã đưa ông quay trở về thời kỳ được sống trong bụng mẹ ngày trước, dù sự bình yên khi ấy không còn nữa. Và khi bước ra khỏi “vỏ bọc” này, Patrick lại cảm nhận rõ ràng từng mảng tường trước mặt đang dần sụp đổ.
Bất lực, tìm đến lời khuyên từ mọi người mà ông gặp từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, giáo viên, bạn học, bạn cùng phòng thời xưa cũ,… với lời cầu khẩn nghẹn ngào: “Làm ơn giúp tôi, tôi không biết phải làm như thế nào. Làm ơn hãy giúp tôi”.
Sự việc cứ thế kéo dài cùng chuỗi ngày đến thư viện, đọc sách báo,…với hy vọng có thể tìm thấy câu trả lời cho mình. Khi không còn biết phải làm gì khác, bởi đã cố gắng thử mọi cách, một đêm, Patrick quỳ xuống rồi ngước mặt lên trời dù đang ở trong nhà với một lời cầu khẩn từ tận đáy con tim: “Làm ơn giúp tôi. Làm ơn đi, tôi không thể chịu được tình cảnh này nữa. Làm ơn giúp tôi!” và rồi ông cảm nhận thấy có ai đó nói với ông một thông điệp gồm 2 từ: Touch lives.
“Khi đi làm, gặp bất cứ ai, hãy giúp họ làm mọi việc tốt nhất có thể cũng như có cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, thú vị hơn. Chúng ta hãy đối xử với con người như con người. Dù thực tế tôi nhận thấy, chúng ta đang đối xử với con người với con số, chỉ tiêu kinh doanh,…”, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành GEX Ventures chia sẻ.
Đó chỉ là “tập 1” trong chiến lược giúp nhân viên trở nên hạnh phúc, có cuộc sống ý nghĩa hơn khi làm việc tại GEX Ventures. Tổ chức này còn “tập 2” phải ông Patrick dù từng rất lo sợ mỗi khi thực hiện nhưng lại trở thành việc mà ông đã làm mỗi ngày, trong nhiều năm qua tại GEX. Đó là nói ra bằng lời 3 từ đơn giản “I love you”.
Patrick khẳng định, yêu không chỉ là một từ ngữ hay danh từ, mà phải là động từ. Khi đưa tình yêu vào cách vận hành kinh doanh hay quản trị, không khí làm việc sẽ thay đổi. Đó là lý do một nửa diện tích văn phòng của GEX Ventures tại Singapore là khu vui chơi, giải trí,…để mọi nhân viên có thể cảm thấy hạnh phúc khi làm việc tại đây. Cũng nhờ đó, sau 5 năm thành lập, vào 2009 rồi đến năm 2010, GEX là công ty đứng đầu danh sách những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất và hiệu quả nhất Singapore,…
“Nhiều người ra đi rồi quay trở lại GEX làm việc, kể cả những nhân sự mới từ công ty đối thủ đầu quân vào GEX và kéo thêm người khác về đây”, Patrick ví von việc này bằng câu nói “Buy 1 get 1 free” thể hiện hàm ý khi có một nhân sự hài lòng, họ sẽ giúp tổ chức có thêm nhiều ứng viên tiềm năng khác gia nhập vào.
4 thành tố trong triết lý “máy tính” của GEX
Ông Patrick Liew cho rằng, khủng hoảng nhân sự là điều tồi tệ nhất trong kinh doanh và kỳ vọng, mỗi khi nhìn thấy chiếc máy tính, các giám đốc nhân sự trong từng doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được giải pháp trong vấn đề quản trị nhân sự nội bộ.
Ông Patrick Liew chia sẻ với hơn 50 lãnh đạo, giám đốc nhân sự doanh nghiệp Việt Nam trong một sự kiện được tổ chức gần đây tại Singapore (Ảnh: Koh Zhisheng) |
Thứ nhất là Heartware – CPU hay còn gọi là “Tâm vận hành”. Tại GEX Ventures, mỗi nhân viên đều thuộc lòng chuỗi câu hỏi trước khi làm và ra quyết định cho bất kỳ việc gì. Khi liên tục hỏi và tự trả lời những câu hỏi này, mỗi nhân viên có thể yên tâm rằng mình ít nhất đang làm ra những điều vui vẻ và ý nghĩa. Ví dụ như, việc đang thực hiện có ý nghĩa gì?, tại sao công ty tồn tại?, khách hàng và những người khác cần gì ở công ty?, đâu là điều quý giá trong cuộc sống của bản thân?, trái tim của mình hướng tới điều gì? và động lực làm việc là gì?
Thứ hai là Hardware – Phần cứng, ví như cách vận hành và cơ cấu, quy trình vận hành một công ty. Với GEX, cách tốt nhất để bày tỏ tình yêu với nhân viên của mình là tạo nên một môi trường làm việc tốt nhất. Đó là lý do tổ chức này luôn liên tục so sánh mình với các công ty hàng đầu thế giới để tự điều chỉnh và liên tục chuyển mình, phát triển.
Cụ thể, GEX không ngần ngại đăng ký các cuộc thi về nhân sự, kinh doanh để tràu dồi và học hỏi. Khi không thắng giải có thể cùng nhìn lại những thiếu sót của mình, khi được ghi nhận sẽ có thêm niềm tin vào những gì mình đang làm và tiếp tục phát huy. Và nguyên lý vận hành phần cứng này là tìm giải pháp tối ưu hóa những thế mạnh của từng cá nhân.
Thứ ba là Software - Phần mềm nghĩa là các nhân viên. Họ được xem là hạt nhân của mọi tổ chức và mỗi tháng GEX đều thực hiện khảo sát rất thân thiện bằng cách giao lưu, chia sẻ và giải trí. Từ đó sẽ có cái nhìn khách quan về mức độ hài lòng của nhân viên mình.
Và thành tố cuối cùng là Soulware (Solutionware) là giải pháp. Tương tự như mỗi chiếc máy tính đều có chức năng tạo ra giải pháp cho một hay nhiều vấn đề nào đó. GEX Ventures không tạo ra công ty chỉ để gia tăng thị phần mà còn phải đóng góp cho xã hội bằng các hoạt động cộng đồng của mình. Khi đó, thị phần “giải pháp” sẽ mang tính lan tỏa hơn.