Thách thức của mô hình kinh doanh truyền thống
Theo Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Có thể nói mô hình bán hàng truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn nhu cầu tiêu dùng của tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo Nielsen, thói quen, tâm lý và hành vi mua sắm của người dùng đang có thay đổi lớn. Các nền tảng đa kênh ngày càng chiếm vai trò quan trọng, đặc biệt là các kênh mua sắm online hoặc sàn TMĐT. Có khoảng 47% người Việt đã thay đổi thói quen ăn uống, 60% số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí/vui chơi. Những cửa hàng truyền thống trong ngành bán lẻ cũng bị tác động mạnh, với hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.
Đó chính là sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, vì vậy trong ngành bán lẻ sự tiện lợi và mua sắm online tăng mạnh, được người dân ưa chuộng hơn mua sắm trực tiếp ở các cửa hàng khi vẫn cung cấp được đủ mặt hàng lại không mất thời gian di chuyển.
Đại diện Abaha (Công ty cung cấp giải pháp về công nghệ) - CEO Phan Tùng chia sẻ rằng: “Khách hàng sẽ luôn chọn con đường ngắn, tiện ích và thoải mái nhất trong quá trình mua sắm của họ”. Hiện nay, khách hàng ưu tiên quy trình mua sắm nhanh chóng, tiện lợi, cũng vì sự tương tác trên các nền tảng đa kênh, khách hàng được ‘nói tiếng lòng’ trong trải nghiệm sản phẩm của mình, vậy nên trải nghiệm của họ cũng là thứ hiện nay các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Theo bộ TT&TT “Trong chuyển đổi số thì chiến thắng thuộc về ai dám nghĩ, dám làm và tạo ra sự khác biệt”. Vì vậy, dù các mô hình truyền thống vẫn đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn nên chuẩn bị cho mình một bài toán xa hơn trong nền kinh tế chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải là đánh mất đi mô hình cũ mà là tận dụng sự thay đổi đó để ngành bán lẻ có thể hòa nhập đúng, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Giải pháp chuyển đổi số mô hình kinh doanh truyền thống
Không chỉ là sự thay đổi về tư duy, trong ‘cơn sóng’ chuyển đổi số hiện nay, mục tiêu của nhiều nhà bán lẻ là một giải pháp đa năng cho công cuộc chuyển đổi số, họ tìm kiếm một công cụ có thể cùng lúc xử lý tốt các vấn đề của mô hình bán lẻ truyền thống, đồng thời khai thác tối đa cơ hội trong bán hàng trực tuyến đa kênh, nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều nhãn hàng trong nước từ lớn đến nhỏ đã nhanh chóng triển khai những cách bán hàng đa kênh khác nhau, một trong số đó phải kể đến App mobile mang tên riêng của thương hiệu. Sakuko (thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm mẹ và bé hàng nội địa Nhật Bản) là doanh nghiệp bán lẻ có hơn 10.000 mã hàng phân phối, với 33 siêu thị và hơn 500 đại lý trên toàn quốc. Hiện doanh nghiệp đang sở hữu và vận hành App mobile được đánh giá cao về quá trình vận hành cũng như trải nghiệm khách hàng.
Nguồn: Kantar - Báo cáo hành vi Người tiêu dùng của ngành bán lẻ Việt Nam 2020 |
Đại diện Sakuko cho biết “Cách thức quản lý truyền thống không còn phù hợp khi quy mô ngày càng mở rộng. Sakuko cần một nền tảng để thích ứng với xu hướng mua sắm hiện đại, duy trì chăm sóc khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mới”. Chỉ sau 1 tháng ứng dụng Mobile App riêng cho thương hiệu do Abaha cung cấp, Sakuko đã có hơn 8.180 đơn đặt trước, hơn 5.530 đơn thành công, trở thành 1 trong 50 app mua sắm được tải nhiều nhất trên App Store.
Ông Phan Tùng cho biết: “Abaha đã nghiên cứu và tích hợp những ưu điểm của mô hình TMĐT trên mobile App để phù hợp từng mô hình kinh doanh khác nhau. Sử dụng mobile App có thể giúp doanh nghiệp đột phá tăng trưởng lên gấp 3 lần, tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực và tăng hiệu suất kinh doanh”. Được biết, đơn vị này không chỉ cung cấp nền tảng trên mobile App mà còn tư vấn và mang đến những giải pháp kinh doanh tiện ích, tối ưu nhất từ doanh nghiệp tới tay khách hàng.
Không chỉ thúc đẩy doanh số, App thương hiệu còn giúp Sakuko chủ động quản trị thương hiệu, thúc đẩy hiệu quả quá trình Marketing, thiết kế hàng loạt những tính năng tăng trải nghiệm khách hàng. Những giá trị này đang cho thấy App mobile của thương hiệu vừa là giải pháp tối ưu trên hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ, cũng vừa là công cụ để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm chiếm lĩnh thị trường, chinh phục khách hàng trong thời đại số.