Ngày 5/10, phát biểu tham luận đầu tiên tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2023, ông Julien Brun, Giám đốc điều hành Công ty CEL cho biết, Logistics là ngành khá đặc trưng. Chuỗi cung ứng và logistics là xương sống của nền kinh tế, không chỉ đối với Việt Nam mà cả toàn cầu.
Bởi không có sự dịch chuyển thì nền kinh tế không thể phát triển. Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu sẽ không có nguồn cung.
Ông Julien Brun, Giám đốc điều hành Công ty CEL trình bày tham luận tại Hội nghị. (Ảnh: Lê Toàn) |
Thông tin thêm về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, ông Julien Brun cho rằng, đối tác lớn nhất của Việt Nam là nền kinh tế Hoa Kỳ. Tiếp đến là Châu âu, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc… đây không phải là vấn đề mới nhưng sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Điều này thể hiện qua các con số, một vài năm qua, xuất khẩu Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, chưa nhìn được sự tăng trưởng mạnh mẽ như mong muốn. Dù vẫn tăng trưởng nhưng chậm hơn trước đây. Nguyên do bởi các đối tác đang có vấn đề, như lạm phát dù đã được kiềm chế nhưng sẽ ảnh hướng tới xuất khẩu.
Một vấn đề nữa là tiến hoá trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo chia sẻ của Chủ tịch ngân hàng Trung ương châu âu, có sự thay đổi rõ rệt, đang từ chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng hơn, nhiều đối tác hơn. Không chỉ rẻ nhất có thể, mà còn an toàn nhất có thể... khu vực hoá nhiều hơn toàn cầu hoá, sự tiến hoá mạnh mẽ.
Những khủng hoảng gần đây như Covid-19, lạm phát, cả quốc tế bây giờ đều đề cao việc làm sao để giảm rủi ro. Theo đó, cần nhiều nhà cung ứng hơn, ở nhiều nơi khác nhau hơn, xu hướng này đang tăng trưởng nhanh và mạnh.
“Khái niệm đa dạng hoá của nhà cung cấp sẽ là tương lai của ngành logistics. Điều này thể hiện rõ qua những con số dòng vốn FDI chảy vào Asean đang dần bắt kịp với Trung quốc. Ngày nay không phải là trung quốc +1 nữa, mà ít nhất là Trung quốc +2”, ông Julien Brun nói.
Giám đốc điều hành Công ty CEL cho biết thêm, có thể kể đến như Ấn Độ, họ đang rất quyết liệt để thu hút FDI, thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn tương đối cao, có thể kể đến như mức thuế, mức thuế nhập khẩu ở Ấn Độ cao hơn so với Việt Nam. Đây là tin tốt, nhưng chưa đủ.
Việt Nam đã có những kế hoạch và nỗ lực tuyệt vời, thu hút nhiều FDI. Tuy nhiên, khi so sánh với Ấn độ, về cơ sở hạ tầng thì khá ngang bằng, chưa thể nói tốt hơn họ. Họ cũng đang tập trung phát triển hạ tầng, nhưng họ là nước lớn…
Chi phí nhân công thì khá ngan bằng. Tuy nhiên, số lượng lực lượng lao động thì Ấn Độ đang chiếm ưu thế hơn so với Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh hiệu suất lao động để lấp đầy số lượng.
Đây là thách thức lớn, nhưng cũng có thông điệp nhắn gửi là nâng cao mức độ chuyên nghiệp của lực lượng lao động. Đây là bước đi đúng hướng.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Lê Toàn) |
Yếu tố thứ 2 cần lưu tâm, khi đa dạng hoá, còn phải nghĩ tới việc giảm thời gian giao hàng. Khái niệm về thời gian, sẽ tăng được năng lực cạnh tranh. Việt Nam phải nâng cao “made in Viet Nam”, thu hút được nhiều nhà máy về sân nhà hơn.
Tóm lại, hiệu quả về chi phí thôi là chưa đủ, giờ sang chương mới là nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, sạch hơn. Làm sao để chứng minh những hàng sản xuất tại Việt Nam đều đảm bảo sự minh bạch và sạch, đảo bảo các tiêu chuẩn của việc bảo vệ môi trường.
Vận hành một công ty Logistics khá phức tạp thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, trước tiên phải đơn giản hoá mọi thứ, tinh gọn mọi thứ, rồi mới đầu tư vào các chiến lược.
Ta có thể làm gì? Đầu tiên là phải chuyên biệt hoá, sau đó mới tính đến chuyện bền vững và cuối cùng là ứng dụng kỹ thuật số.
Vị chuyên gia này cho rằng, kỹ thuật số hãy tập trung vào cốt lõi và nền tảng, không nhất thiết phải nói đến những điều cao siêu như trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, hãy tập trung vào các công việc hàng ngày như việc sử dụng phần mềm Excel. Bây giờ, việc sử dụng phần mềm không còn phù hợp nữa, mà thay vào đó là sử dụng hệ thống đám mây…