Sẽ có thêm nhiều cầu treo dân sinh được xây dựng thông qua Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” (Dự án LRAMP) |
Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư 408,93 triệu USD gồm 385 triệu USD vay vốn ODA từ WB và 23,93 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam sẽ nâng cấp, cải tạo 676 km đường; bảo dưỡng thường xuyên 61.109 km đường tại 14 tỉnh; xây dựng 2.174 cầu dân sinh tại 50 tỉnh trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021.
Các tuyến đường được chọn để khôi phục, nâng cấp và bảo dưỡng tại Dự án này thuộc các địa phương: Lào Cai, Hà Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bình Định.
Trong khi đó, các cầu treo dân sinh được lựa chọn đều nằm trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảọ an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 2529/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vừng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020, bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bến Tre.
Đây là dự án hạ tầng đường bộ vay vốn WB lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam có mục tiêu xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 – 2020. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã tài trợ 4 dự án hạ tầng đường bộ tương tự nhưng có quy mô vốn nhỏ hơn là WB1, WB2, WB3, WB4 góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông khu vực nông thôn Việt Nam.