Diễn đàn M&A 2017 với chủ đề Tạo bước đột phá
Từ năm 2014 đến nay, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) đã xuất hiện nhiều đợt “sóng” lớn, lớp sau luôn cao hơn lớp trước.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức M&A 2017 phát biểu tại Họp báo công bố Diễn đàn tại Hà Nội sáng 20.7.2017 |
. |
Thực tế, kỷ lục đã được lập và phá vỡ khi qua hai năm liên tiếp (2015 -2016), giá trị M&A đạt mức cao nhất từ trước đến nay với đỉnh mới là 5,82 tỷ USD vào năm ngoái. |
Nếu giữ được đà tăng trưởng như giai đoạn 2014 - 2016, thị trường M&A hoàn toàn có thể cán đích chu kỳ và thậm chí vượt mức 20 tỷ USD vào cuối năm 2018. |
Song từ cuối năm 2016 đến nay, số lượng lẫn giá trị thương vụ M&A có dấu hiệu chậm lại, thương vụ “bom tấn” đã không xuất hiện, thị trường có dấu hiện trầm lắng trở lại |
Vấn đề là phải làm gì để thị trường M&A tăng trưởng, vượt kỷ lục 5,82 tỷ USD, cán mốc 20 tỷ USD giai đoạn 2014 - 2018? |
Diễn biến trên thị trường M&A những năm gần đây cho thấy, thị trường đang cần cú hích lớn từ động thái chính sách từ Chính phủ và từ chính doanh nghiệp |
Ban Tổ chức Diễn đàn M&A 2017, mà là mối quan tâm của không ít doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô, vươn tầm khu vực và thế giới. |
Thị trường M&A 2017-2018 đang chờ những cú bứt phá, những thương vụ ấn tượng. |
Đây được xem là những “mỏ vàng”có thể đưa thị trường M&A vào cao trào mới, đạt kỷ lục mới trước khi làn sóng M&A thứ 2 lắng xuống vào năm 2018. |
Nguồn hàng khổng lồ đang đến từ tiến trình thoái vốn, cổ phần hoá các doanh nghiệp quy mô như Habeco, Sabeco, Vinamilk, Petrolimex... hay những cuộc gọi vốn tư nhân tầm quốc tế của Vietjet, FLC, VNG |
Chắc chắn, dòng vốn nước ngoài sẽ vào Việt Nam nhiều hơn một khi cánh cửa M&A ngày càng rộng mở, khi cơ chế chính sách tiếp tục được khơi thông, khi nguồn hàng ngày càng phong phú. |
Nếu khâu đột phá về chính sách đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cơ quan quản lý thì khâu “đột phá nguồn hàng” cần sự sáng tạo, nhanh nhạy của chính doanh nghiệp. |
.
.
Tin liên quan
Tin khác